
I- GIẢM CANXI MÁU
1. Định nghĩa:
Nồng độ canxi huyết tương nhỏ hơn 2,0 mmol/l.
2. Nguyên nhân:
· Thiểu năng tuyến giáp di truyền hoặc mắc phải (thường là hậu quả của việc vô ý cắt bỏ tuyến cận giáp trong phẫu thuật tuyến giáp).
· Giảm magie huyết.
· Suy thận mãn.
· Thiếu vitamin D do: thiếu hụt vitamin D trong thực phẩm, kém tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khiếm khuyết trong chuyển hóa vitamin D.
· Vitamin D hoạt động không hiệu quả.
3. Triệu chứng:
· Các dấu chứng thần kinh: tê, ngứa, dị cảm…
· Tetany xuất hiện khi nồng độ canxi máu giảm tới mức 1,8mmol/l. Biểu hiện đầu tiên của tetany toàn thân là dấu hiệu Trousseau hay co rút cổ bàn tay chân.
· Khi mức canxi giảm nhưng chưa đủ để gây tetany trên lâm sàng, ta có thể phát hiện bằng dấu hiệu Chvostek, hoặc garrot cánh tay để tìm dấu hiệu Trousseau. Co giật do hạ canxi huyết (tetany) cần phân biệt co giật do những nguyên nhân khác, vì chỉ có canxi tiêm mạch mới cắt hẳn cơn. Tuy nhiên công tác chẩn đoán thường khá dễ dàng nếu kết hợp khai thác bệnh sử và dấu hiệu lâm sàng.
4. Điều trị:
a. Canxi:
- Trường hợp giảm canxi huyết mãn tính( thiểu năng tuyến cận giáp, suy thận mãn…) canxi được cung cấp qua đường miệng, liều trung bình hằng ngày khoảng 1gr.
- Trường hợp giảm canxi huyết cấp tính và/ hoặc bệnh nhân đã xuất hiện tetany, canxi được cung cấp qua đường tĩnh mạch.
- Hai chế phẩm thường dùng trong điều trị giảm canxi huyết cấp tính là canxi clorua:500mg-1gr/ngày tiêm tĩnh mạch chậm hoặc canxi gluconat 0,5g/viên 1-3 viên/ngày..Canxi tiêm mạch tốt nhất nên được tiến hành dưới sự theo dõi bằng điện tâm đồ. Cẩn thận đối với bệnh nhân nhiễm toan hay đã hoặc đang sử dụng digitalis.
b. Vitamin D:
Trong trường hợp nhược năng tuyến cận giáp, có thể dùng hormon tuyến cận giáp, nhưng vitamin D vẫn là thuốc được lựa chọn. Dihydrotachysterol 0,25mg mỗi ngày hoặc 1,25 (OH)2D3 1-2 mcg mỗi ngày cho đáp ứng rất tốt và có thể kiểm soát hoàn toàn nồng độ canxi huyết tương.
c. Trong mọi trường hợp giảm canxi huyết, nên chú ý và điều chỉnh rối loạn các điện giải khác kèm theo (đặc biệt là magie và kali).
II - RUNG NHĨ
1. Nguyên nhân: ( Các nguyên nhân thường gặp)
ü Lớn tuổi > 75
ü Tăng huyết áp mãn
ü Bệnh mạch vành
ü Bệnh van tim (hẹp van 2 lá)
ü Cường giáp
ü Viêm màng ngoài tim
ü Nhồi máu cơ tim cấp
ü Suy tim sung huyết
ü Thuyên tắc phổi
ü Bệnh cơ tim, tim bẩm sinh
ü Rượu
ü Thuốc: Theophyllin
ü Đợt cấp COPD
ü Hội chứng Wolff - Parkinson – White
2. Triệu chứng lâm sàng:
Thường không đặc hiệu, có thể có: mệt mỏi, hồi hộp, thay đổi trí nhớ (ở người già), suy tim, hạ huyết áp, đau thắt ngực, khó thở, gần ngất hoặc ngất, đột quỵ hoặc thuyên tắc động mạch (mạc treo, mạch máu ngoại biên)…
3. Phân loại rung nhĩ:
Ø Rung nhĩ cấp: mới bị trong vòng 48 giờ.
Ø Rung nhĩ cơn: Trên 1 lần rung nhĩ à tự trở về nhịp xoang.
Ø Rung nhĩ mãn: trên 48 giờ hoặc không xác định được thời gian, không tự về nhịp xoang nếu không điều trị.
Ø Rung nhĩ trong hội chứng WPW.
4. Hình ảnh điện tâm đồ:
Rung nhĩ thường nhìn rõ ở v1 do sóng nhĩ thường phát sinh ở nhĩ trái.
Đáp ứng thất hoàn toàn không đều:
- Đáp ứng thất chậm < 60 lần/p (rất chậm <30 l/p)
- Đáp ứng thất trung bình 60 – 100 l/p
- Đáp ứng thất nhanh > 100 l/p
Không có sóng P mà thay bằng sóng rung nhĩ f hoàn toàn khác nhau về biên độ, thời gian và hình dạng, tần số từ 400- 600 l/p.
Rung nhĩ sóng nhỏ biên độ f < 0,5mm, thường gặp trong bệnh tim thiếu máu cục bộ mãn.
Rung nhĩ sóng lớn f > 0,5 – 1 mm, thường gặp trong bệnh van tim do thấp (hẹp van 2 lá…)
5. Điều trị:
Biện pháp chung:
Tránh dùng các chất kích thích: rượu, thuốc lá, caffein.
Điều trị các bệnh tim thực thể.
Mục tiêu chính:
Điều trị kháng đông: giảm nguy cơ thuyên tắc.
Khống chế nhịp thất.
Đưa rung nhĩ trở về nhịp xoang và duy trì nhịp xoang.
5.1. Dùng kháng đông:
Khuyến cáo mới nhất của Hội tim mạch Hoa Kỳ, Hội tim mạch Châu Âu (AHA/ESC 2006) về phân loại yếu tố nguy cơ đột quỵ và dùng kháng đông trong rung nhĩ:
· Phân loại yếu tố nguy cơ:
· Hướng dẫn dung thuốc kháng đông:
Những bệnh nhân không có điều kiện dùng kháng đông hoặc không có yếu tố nguy cơ, < 65 tuổià dùng Aspirin, nếu dị ứng hoặc chống chỉ định Aspirin dùng Clopidogrel 75 mg/ngày.
5.2. Khống chế nhịp thất:
Dùng các thuốc kéo dài thời gian dẫn truyền qua nút nhĩ thất:
Digoxin: làm giảm nhịp thất khi nghỉ ở những bệnh nhân bị rung hoặc cuồng nhĩ có rối loạn chức năng thất trái hoặc suy tim, Digoxin không làm giảm nhịp tim khi gắng sức, có thể dùng phối hợp ức chế canxi hoặc ức chế beta để khống chế nhịp thất tốt hơn.
Tiêm tĩnh mạch: mỗi lần tiêm 0,25- 0,5mg, tổng liều 1- 1,5 mg/24 giờ
Liều uống duy trì 0,125- 0,5mg/24 giờ.
Verapamil:
Tiêm tĩnh mạch: 5-15mg tiêm mạch chậm trong 2 phút, có thể tiêm nhắc lại 15-30 phút nếu cần.
Liều uống duy trì 120- 480 mg/ngày.
Diltiazem:
Tiêm tĩnh mạch: 5-15mg tiêm mạch chậm trong 2 phút, có thể tiêm nhắc lại 15-30 phút nếu cần.
Liều uống duy trì 120- 360 mg/ngày.
Ức chế beta:
FDA chấp nhận 3 loại thuốc ức chế beta điều trị rung nhĩ, cuồng nhĩ: Esmolol, Propranolol, Sotalol.
Propranolol:
Tiêm mạch 1-6 mg( tiêm mạch chậm 1mg/2 h, tổng liều 0,15mg/ngày)
Uống 80-160 mg/ngày.
Sotalol uống 80-320 mg/ngày
Esmolol 0,5 mg/kg tiêm mạch, sau đó truyền 0,05- 0,2mg/kg
5.3. Đưa rung nhĩ về nhịp xoang và duy trì nhịp xoang:
Chỉ nên chuyển nhịp ở bệnh nhân trẻ 40-70 tuổi, còn các bệnh nhân lớn tuổi chỉ cần khống chế nhịp là đủ.
Chuyển rung nhĩ về nhịp xoang:
Có 2 phương pháp: sốc điện và thuốc (Nhóm III, đường tĩnh mạch: Ibutilide, Amiodaron).
Duy trì nhịp xoang:
Duy trì nhịp xoang tùy thuộc vào độ lớn nhĩ trái và thời gian rung nhĩ ( nếu nhĩ trái càng lớn, thời gian rung nhĩ càng lâuà tỉ lệ % duy trì nhịp xoang càng giảm).
Các thuốc thường dùng để duy trì nhịp xoang là nhóm IA, IC,III (Amiodaron, Sotalol)
Nên dùng ức chế men chuyển cho tất cả các bệnh nhân rung nhĩ, đặc biệt khi kèm tăng huyết áp, suy tim, rối loạn chức năng tim vì ức chế men chuyển phòng ngừa rung nhĩ tái phát.
III - THOÁI HÓA KHỚP
1. Định nghĩa:
- Thoái hóa khớp là bệnh của khớp và cột sống mãn tính đau và biến dạng không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa của sụn khớp và đĩa đệm, những thay đổi xương dưới sụn và màng hoạt dịch.
- Nguyên nhân chính của thoái hóa khớp là quá trình lão hóa và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp.
2. Triệu chứng lâm sàng:
a. Đau kiểu cơ giới: Đau khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.
Vị trí: Đau ở vị trí khớp hoặc cột sống bị thoái hóa, ít khi lan xa trừ khi có chèn ép rễ và dây thần kinh.
Tính chất: đau âm ĩ có thể có cơn cấp, xuất hiện và tăng lên khi thay đổi tư thế, đau nhiều vào buổi chiều sau 1 ngày lao động, giảm đau về đêm và nghỉ ngơi.
Đau diễn tiến thành từng đợt, dài ngắn từng trường hợp, hết đợt có thể hết đau sau đó tái phát đợt khác, có thể đau liên tục tăng dần.
Đau không kèm biểu hiện viêm.
b.Hạn chế vận động:
Các động tác của khớp và đoạn sống cổ bị thoái hóa hạn chế 1 phần, thường do phản ứng co cơ đi kèm. Bệnh nhân không thể làm động tác quay cổ, cúi sát đất, ngồi xổm.
c.Biến dạng khớp:
Không biến dạng nhiều như các bệnh khớp khác, biến dạng trong thoái hóa khớp do mọc gai xương, do lệch trục hoặc thoát vị màng hoạt dịch.
d.Các dấu hiệu khác:
Teo cơ do ít vận động
Tiếng lạo xạo khi vận động
Tràn dịch khớp (gối) do phản ứng.
e.Dấu hiệu toàn thân: Không bao giờ có dấu hiệu toàn thân.
3. Cận lâm sàng:
a.X quang: 3 dấu hiệu cơ bản: hẹp khe hớp, đặc xương dưới sụn và mọc gai xương.
Những dấu hiệu x quang của khớp và cột sống không có ý nghĩa về mặt bệnh học, vì phần lớn không có biểu hiện lâm sàng hoặc rất lâu sau mới xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Không thề chỉ dựa vào x quang đơn thuần để chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp.
b.Các xét nghiệm khác:
Xét nghiệm máu, sinh hóa toàn thân không có gì thay đổi
Dịch khớp: màu vàng chanh, độ nhớt bình thường,tế bào 1000-2000/ mm3, 50% là neutrophil, protein, mucin, bổ thể bình thường, Urat âm tính, nhân tố thấp âm tính.
Nội soi: thấy tổn thương thoái hóa của sụn, phát hiện mảnh gai xương rơi vào ổ khớp, kết hợp sinh thiết để chẩn đoán phân biệt.
4. Chẩn đoán xác định: dựa vào
J Tính chất đau khớp
J Không có triệu chứng toàn thân
J Hoạt dịch không thuộc loại viêm
J 3 dấu hiệu cơ bản trên x quang
(Không chẩn đoán bệnh chỉ dựa vào dấu hiệu x quang đơn thuần)
5.Điều trị:
Điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng là quan trọng, phải phối hợp nội khoa, vật lý trị liệu và ngoại khoa. Điều trị nhằm mục đích giảm đau, duy trì hoạt động và hạn chế tàn tật.
a.Nội khoa:
Các thuốc giảm đau, kháng viêm: NSAIDs ( Ví dụ: Diclofenac 75mg x 2/ngày. Paracetamol 10-15 mg/kg/lầnx4/ngày )
Làm chậm quá trình thoái hóa và bồi dưỡng sụn khớp: Glucosamine 500mg x 2-3 lần/ngày, uống trước bữa ăn 15 phút. Điều trị từng đợt 6 tuần – 4 tháng, nên lặp lại liệu trình sau 6 tháng nếu cần.
b. Các phương pháp vật lý trị liệu.
c. Điều trị ngoại khoa:
Chỉnh lại các dị dạng của khớp
Điều trị thoát vị đĩa đệm
Làm cứng dính khớp ở tư thế cơ năng
Ghép khớp nhân tạo
IV- VIÊM KHỚP GOUT
I. ĐỊNH NGHĨA:
Gout là bệnh quan trọng nhất trong nhóm các bệnh khớp do tinh thể,tinh thể monosodium urate,do rối loạn chuyển hóa purin,bệnh là một nhóm các rối loạn,kết hợp các yếu tố sau:
-Tăng acid uric trong máu >420µmol/L,(hay>7mg/dl)
- Cơn gout cấp,viêm cấp một khớp điển hình.
- Các u cục ở quanh khớp(tophy) do lắng đọng tinh thể ở khớp và quanh khớp.
- Suy thận mãn do lắng đọng các tinh thể urate ở nhu mô thận.
- Sỏi thận do lắng đọng các tinh thể urate ở ống thận.
II. TIẾU CHUẨN CHẨN ĐOÁN GOUT( của ILAR NĂM 2000)
(a) có tinh thể urate đặc trưng trong dịch khớp,và/hoặc:
(b) Tophy được chứng minh có chứa tinh thể urate bằng phương pháp hóa học hoặc kính hiển vi phân cực ,và/hoặc:
(c) Có 6/12 trạng thái lâm sàng,xét nghiệm và x quang sau:
+ Viêm tiến triển tối đa trong vòng một ngày.
+ Có hơn một cơn viêm khớp cấp.
+ Viêm khớp ở một khớp.
+ Đỏ vùng khớp.
+ Sưng ,đau khớp bàn ngón chân I.
+ Viêm khớp bàn ngón chân I ở 1 bên.
+Viêm khớp cổ chân một bên.
+ Tophi nhìn thấy được.
+ Tăng acid uric máu.
+ Sưng khớp không đối xứng.
+ Nang dưới võ xương,không khuyết xương.
+ Cấy vi khuẩn âm tính.
III. ĐIỀU TRỊ:
1. Mục tiêu điều trị:
-Khống chế các đợt viêm cấp(điều trị cắt cơn).
-Làm hạ và duy trì acid uric máu ở mức cho phép.(điều trị phòng ngừa).
-Kiểm soát tốt các bệnh kèm theo.
2.Điều trị cụ thể:
a.Điều trị cắt cơn:
Nguyên tắc: Dùng sớm,liều cao,ngắn ngày.
-Các thuốc kháng viêm không steroid.
Diclofenac 50mg x 4lần/ngày.
Meloxicam 15mg/ngày.
Piroxicam 40mg/ngày.
- Colchicin 0,5 – 1mg x 2-3 lần/ngày.
- Costicosteroids:
Methylprednisolone,prednisolone: 40mg x3-5 ngày
b.Điều trị ngừa cơn:
- Chế độ ăn:
+ Không dùng các thức ăn chứa nhiều nhân purin như: Thịt chó, Tim, gan, thận, óc, trứng lộn, cá mòi trứng cá, …
+ Hạn chế rượu bia.
+ Hạn chế mở động vật.
+Có thể sử dụng:Thịt nạc,tôm,cua,cá,ốc,đậu,trứng sữa…nhưng không quá 50g/ngày
+ Ăn nhiều rau xanh,trái cây tươi.
+Dùng nhiều nước khoáng có gas.
-Thuốc chống tổng hợp Acid uric: Allopurinol.viên 300mg,100mg
+Khởi đầu 100mg/ngày tăng dần lên 300mg/ngày.uống 1lần sau ăn.
+Liều tối đa 800-900mg/ngày chia 2-3lần.
Chú ý: Khi bệnh nhân đang điều trị bằng Allopurinol thì hạn chế sử dụng kháng sinh nhóm β lactam (Ampicillin,Amox…)vì làm tăng nguy cơ dị ứng thuốc.
V- VIÊM TÚI MẬT MẠN TÍNH
I, ĐẠI CƯƠNG:
Viêm túi mật mạn tính là viêm nhiễm túi mật có nguồn gốc chủ yếu do vi khuẩn,đôi khi xuất hiện thứ phát trong sỏi mật,ký sinh trùng đường mật hoặc rối lọan vận động đường mật.
Nếu chỉ do vi khuẩn chưa đủ gây viêm mạn tính mà còn nguyên nhân do ứ tắc mật và một số yếu tố tác động lên thành túi mật; Do rối lọan chế độ ăn uống,do rối lọan thành phần mật,do men tụy kích thích,do chấn thương của sỏi mật...
Viêm túi mật mạn tính làm cho túi mật nhăn nheo,thành túi mật dày lên và xơ hóa là mất chức năng bình thường của túi mật.
II.ĐIỀU TRỊ:
1.Nguyên tắc.
- Chống viêm nhiễm (trong đợt tiến triển của bệnh.)
- Gỉảm co thắt túi mật.
- Cải thiện dòng chảy,lưu thông dịch túi mật.
- Nâng cao phản ứng miễn dịch,tăng sức đề kháng của cơ thể.
2. Điều trị nội khoa:
- Chế độ ăn uống: giảm thức ăn có nhiều mỡ, thức ăn có nhiều gia vị chua cay.Nên chia thành nhiều bữa khi đang có đợt tiến triển.
- Chống viêm nhiễm trong đợt tiến triển: Bệnh nhân có sốt, đau vùng túi mật.Kháng sinh nên dùng lọai hấp thu ở ruột thải trừ qua đường mật.
+ Trimethoprim.sulfamethoxazol viên 480mg 2-6viên /ngày.
+ Gentamycin 80mg 1-2 ống/ngày tiêm bắp.
+ Cephalosporin thế hệ 3: Cefotaxim 3-6g/ngày IV
Tùy theo mức độ nhiễm khuẩn có thể dùng một hoặc hai trong 3 nhóm trên.
- Chống co thắt túi mật:
+ Alverin citrate 40mg 2-6 viên /ngày.
+ Hyoscin-n-butylbromid 20mg 1-3 ống /ngày.
+Nitroglycerin viên ngậm dưới lưỡi.
- Cải thiện lưu thông mật:
+ Làm giảm trương lực đường mật: đặt sond tá tràng hút dịch mật trong trường hợp viêm túi mật không do sỏi.
+ Thuốc nhuận mật (khi không có tắc mật thấp):chophyton 1-2viên 3lần/ngày.
+ Các lọai vitamin nhóm B và C.
3. Điều trị ngọai khoa:
- Viêm túi mật hoại tử.
- Tắc túi mật.
- Sỏi túi mật.
- Túi mật hóa xứ,biến dạng mất chức năng bình thường,có nhiều đợt viêm nhiễm.
4. Phòng bệnh:
Tráng ăn thức ăn có nhiều cholesterol bão hòa,thức ăn có nhiều mỡ,cần cân đối khẩu phần ăn. Điều trị kịp thời viêm túi mật cấp, sỏi túi mật.
VI - CƠN NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT (CNNKPTT)
I. Lâm sàng:
-CNNKPTT thường xãy ra ở những bệnh nhân không có bệnh tim thực tổn.
-Tiền sử có những cơn hồi hộp,đánh trống ngực,tim đập nhanh,xuất hiện và kết thúc khá đột ngột.
-Trong cơn bệnh nhân cảm giác hồi hộp,đánh trống ngực,lo lắng tim đập rất nhanh.
-Cơn NNKPTT thường ít ảnh hưởng đến huyết động và thường không kéo dài.Tuy nhiên,vẫn có trường hợp kéo dài cả ngày gây tụt huyết áp và suy tim.
-Nghe tim thường rất đều,tần số trung bình 180-200ck/p.
-CNNKPTT có thể kết thúc đột ngột hoặc khi bảo bệnh nhân hít sâu vào rồi thở ra hoặc khi được bác sỹ xoa xoang cảnh hay ấn nhản càu…
II. Điện tâm đồ:
-Phức bộ QRS thường thanh mảnh,đều,tần số 180-200ck/p.
-Sóng P không nhìn thấy do lẫn vào QRS hoặc đôi khi có thể nhìn thấy giống như sóng r nhỏ ở V1.
-Khi kết thúc cơn có thể nhìn thấy một đoạn ngừng xoang ngắn hoặc nhịp chậm trước khi tái lập nhịp xoang.
III. Điều trị:
1. Cắt cơn:
- Các biện pháp gây cường phế vị: Hít thở sâu,ấn nhãn cầu,xoa xoang cảnh…
-Thuốc đầu tay nên dùng là Adenosin 6mg tiêm mạch nhanh, nếu chưa kết quả thì tiêm nhắc lại 6mg, nếu vẫn không có kết quả thì dung tiếp 12mg.
- Các thuốc chẹn bêta giao cảm,chẹn kênh calci có thể dùng khi sử dụng adenosin thất bại.Verapamil 5-10mg IV trong 2-3 phút.Chống chỉ định ở bệnh nhân giảm chức năng thất trái,có tụt HA,cẩn thận ở người già.Liều Propranolol là 0,15mg/kg IV tốc độ 1mg/phút,Chú ý chống chỉ định và tác dụng phụ của các thuốc này.
- Digitalis làm chậm dẫn truyền trong nút nhĩ thất và có thể cắt được CNNKPTT.Tuy nhiên cần thận trọng khi bệnh nhân có hội chứng WPW.
-Amiodaron là thuốc có thể được cân nhắc khi các thuốc trên thất bại.Nhiều khi bản thân nó không cắt được cơn nhưng sau khi dùng thuốc này có thể tiến hành lại các biện pháp gây cường phế vị sẽ có hiệu quả.
Liều lượng: Tấn công 600-800 mg/ngày,kéo dài 1-4 tuần,khi kiểm soát được bệnh hoặc xuất hiện tác dụng phụ.
Duy trì: 100-400 mg/ngày.Chia 2-3 lần( uống)
- Sốc điện cắt cơn được chỉ định khi CNNKPTT dai dẳng, có ảnh hưởng đến huyết động gây suy tim,tụt HA hoặc các thuốc không cắt được cơn.
2. Điều trị triệt để:
- Triệt phá ( đốt) các đường dẫn truyền phụ bằng sóng radio cao tần. là phương pháp nên được lựa chọn hàng đầu cho các bệnh nhân có CNNKPTT dai dẳng không đáp ứng với điều trị nội khoa thông thường.
- Các thuốc có thể dùng để dự phòng CNNKPTT có vòng vào lại tại nút nhĩ thất là chẹn bêta giao cảm,digitalis,verapamil…nhưng cần chú ý tác dụng phụ của chúng.
- Hiện nay,hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy lợi ích vượt trội của triệt phá đường dẫn truyền phụ so với dùng thuốc và đây chính là phương pháp có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
VII- BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
I.Định nghĩa:
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính(BPTNMT) là một bệnh có đặc điểm tắc nghẽn lưu lượng khí thở ra thường xuyên không hồi phục hoặc chỉ hồi phục một phần và tiến triển; thường có tăng phản ứng đường thở;do viêm phế quản mạn tính,hen phế quản và khí phế thủng gây ra.
II.Chẩn đoán:
-Bệnh nhân > 40 tuổi,thường là nam giới,tiền sử hút thuốc lâu năm.
-Ho khạc đàm,khó thở trên 2 năm.
-Tiền sử hay có đợt nhiễm trùng hô hấp cấp tính.
-Xquang phổi:có thể có hội chứng phế quản,khí phế thủng.
-Đo thông khí phổi: Tắc nghẽn lưu lượng thở không hồi phục(FEV1<80% số lý thuyết,test hồi phục phế quản âm tính)
III.Chẩn đoán phân biệt:
-Hen phế quản:Khó thở từng cơn tái diễn,cơn khó thở tự hết hoặc sau phun thuốc giãn phế quản.đo thông khí phổi có rối loạn tắc nghẽn hồi phục,test hồi phục phế quản (+)
IV.Dự phòng &điều trị:
1.Phòng bệnh:
-Bỏ thuốc lá,có thề dùng các biện pháp hổ trợ bỏ thuốc.
-Tăng cường chế độ dinh dưỡng:Dùng các vitamin A,C,E.
-Cố gắng giảm ô nhiễm không khí nơi ở và nơi làm việc.
2.Điều trị:
- Thuốc giãn phế quản: Salbutamol 5mg x 2-4 lần/ngày phun khí dung.
hoặc salbutamol 4mg x2-4 lần/ngày( uống).
-Thuốc kháng cholinergic:
Berodual(ipratropium+fenoterol) (MDI) 2-3 nhát x2-4lần/ngày.xịt họng.
- Glucocorticosteroid:.-Prednison 5mg uống khởi đầu 6-8viên/ngày.
-Methylprednisolon16mgliềutương đương prednison.
( Hydrocortison ) 100-200mg/lần x 3 IV
-Những điều trị khác:
* Vaccin chống cúm,chống phế cầu.
* Kháng sinh: Thường sử dụng trong các đợt cấp có bội nhiễm.
Cefotaxim 50-100mg/kg x3 IV hoặc
Cefuroxim liều tương đương kết hợp với nhóm Aminoglucoside(gentamycin3-5mg/kg/ngày)haynhóm Fluoroquinolones.(Levofloxacin.ciprofloxacin,offloxacin)
Levofloxacin 0,5g 1-2 viên/ngàyx7-14 ngày
*Thuốc ly giải chất nhầy( Ambroxol,carbocystein…) có thể làm giảm tần suất xuất hiện đợt cấp.
*Thuốc giảm ho:Không dùng.
*Morphin: Không dùng.
- Tập luyện.
- Oxy liệu pháp để duy trì SaO2>_90%,PaO2>_60mmHg.
- Ghép phổi.
VIII- ĐIỀU TRỊ ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ( ĐCBPTNMT)
I.Tiêu chuẩn chẩn đoán: Có 3 tiêu chuẩn.
(1) Gia tăng khó thở.
(2) Gia tăng lượng đàm.
(3) Có đàm mũ.
1.Nhiễm trùng đường hô hấp trên.
2.Sốt không rõ nguyên nhân.
3.Gia tăng ral rít.
4.Gia tăng ho.
5.Gia tăng 20% tần số tim và hô hấp
(2) Mức độ vừa: Có 2 tiêu chuẩn.
(3) Mức độ nặng: Có 3 tiêu chuẩn.
II. Xử trí:
1.Thở oxy 2lit/phút,theo dõi klhi máu.Nếu suy hô hấp nặng,rối loạn ý thức,tím tái,toan hô hấp mất bù cần phải thở máy.
2.Sử dụng thuốc giãn phế quản:
+ Gia tăng liều lượng và số lần cho: salbutamol 5mgx4-6 lần/ngày.
+ Phối hợp thuốc đồng vận β2 (salbutamol) và kháng cholinergic( Ipratropium bromide).
+ Có thể thêm Aminophylline truyền tĩnh mạch,nếu cần.
- Diaphyllin 0,48gx01 ống pha trong 250ml glucose 5% truyền tĩnh mạch trong 20 phút.Sau đó duy trì 1,5 -02 ống trong 24 giờ
3.Thêm thuốc glucocorticosteroid uống hay tiêm tĩnh mạch.
Methylprednisolon125mg TM/6giờ x 1-3ngày .Sau đó tiếp tục uống prednisolon 60mg/ngày x 4-7 ngày. Sau đó giảm liều 40mg/ng ày x8-11 ngày. sau đó 20mg/ng ày x12-15 ngày.
Nhẹ thì dùng kháng sinh uống: Nhóm Cephalosporine thế hệ 1hay nhóm Macrolid,hay nhóm Fluoroquinolones. Nặng thì dùng kháng sinh đường tiêm cefuroxime hay cefotaxime kết hợp với nhóm Aminoglucoside hay nhóm Fluoroquinolones.
5.Trong tất cả các trường hợp:
- Điều chỉnh thăng bằng nước và nuôi dưỡng.
- Điều trị những biến chứng:Suy tim.loạn nhịp.
IX- VIÊM PHỔI MẮC PHẢI Ở CỘNG ĐỒNG.
I.Đại cương:
-Là bệnh lý hô hấp thường gặp.
- Là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 7 theo ATS.
-Là tình trạng viêm phổi ở một người không liên quan đến bệnh viện trong thời gian gần đây.Hoặc trong vòng 72 giờ từ khi nhập viện.
Ngoại trừ:
- Nhập viện trong 10 ngày gần đây.
- Suy giảm miễn dịch (HIV)
- Dùng corticoid dài ngày.
- Lao phổi.
II.Lâm sàng: Rất thay đổi.
-Sốt.
-Ho,khạc đàm.
-Đau,tức ngực.
-Biểu hiện tổn thương ở phổi: Rales phế quản,rales nhu mô phổi.
- Suy hô hấp.
III.Tiêu chuẩn nhập viện-Phân mức độ viêm phổi:
1.Tiêu chuẩn nhập viện:
Có 5 tiêu chuẩn:CURB-65
1.1. Lú lẫn/mất định hướng.
1.2. Tăng ure máu (BUN>20mg% hoặc ure máu>7mmol/lít)
1.3. Nhịp thở:>30 lần/phút
1.4. Tụt HA(Tâm thu <90mmHg hoặc tâm trương <60mmHg)
1.5. Tuổi từ 65 trở lên.
Có từ 0-1 tiêu chuẩn: Điều trị ngoại trú
Từ 2 tiêu chuẩn :Nhập khoa.
Từ 3 tiêu chuẩn:Nhập khoa HSCC.
2.Phân mức độ viêm phổi:
Tiêu chuẩn viêm phổi nặng:
*Tiêu chuẩn phụ:
-Nhịp thở >30 l/p
- Thâm nhiễm nhiều thùy phổi.
- Lú lẫn mất định hướng
- Tăng ure máu.
- Giảm bạch cầu:< 4000/mm3.
- Giảm tiểu cầu: <100.000/mm3
- Hạ thân nhiệt.
- Tụt HA phải bù dịch tích cực.
*Tiêu chuẩn chính:
-Cần thở máy xâm nhập.
-Sốc nhiễm trùng.
**Tiêu chuẩn nặng: Có 1 trong 2 tiêu chuẩn chính hoặc từ 3 tiêu chuẩn phụ trở lên.
IV.Điều trị kháng sinh:
1.Điều trị ngoại trú:
-Đối với bệnh nhân chưa dùng kháng sinh 3 tháng trước đó:
Nhóm Macrolide: Clarithromycin 500mg x 2/ngày(u)
-Đối với bệnh nhân có bệnh lý phối hợp như: Tim mạch,phổi,gan,thận,ĐTĐ, dùng thuốc ức chế miễm dịch hoặc đã dùng kháng sinh trong 3 tháng trước đó.
+ Fluoroquinolone hô hấp(thế hệ IV): Moxifloxacin 400mg/ngày hoặc Levofloxacin liều tương đương…
+ Amoxcillin/clavulanat hoặc Ampicillin/sulbactam hoặc Ceftriaxone hoặc Cefuroxim+ Macrolide .
2.Nhập viện không nằm ICU:
- Fluoroquiolone hô hấp ( thế hệ IV): MOXIFLOXACIN
- Cefotaxim hoặc Amox/clavulanat hoặc Ampi/sulbactam + Macrolide
3.Điều trị tại ICU.
- Cefotaxim, 1-2g IV mỗi 6-8 giờ (Tối đa 12g/ngày) hoặc
- Amoxcillin/clavulanat. 1-2g IV/6-8 giờ (Tối đa 7,2 g/ngày) hoặc
- Ampicillin/sulbactam . 1,5-3g IV/6-8 giờ( Tối đa 4g sulbactam/ngày)
Kết hợp với Macrolide hoặc fluoroquionolon hô hấp ( Thế hệ IV)
V,Các vấn đề liên quan điều trị:
1.Tiêu chuẩn ổ định:
- Hết sốt.
- Nhịp tim < 100 l/p
- Nhịp thở <24 l/p
- HA tâm thu > 90 mmHg.
- Có khả năng ăn uống bằng đường miệng.
2. Thời điểm sử dụng kháng sinh: 2-4 giờ đầu sau khi có chẩn đoán.
3. Chuyển sang đường uống:
-Khi lâm sàng ổn định.Bệnh nhân có thể xuất viện ngay khi sử dụng kháng sinh đường uống nếu không có bệnh lý đi kèm khác và có chế độ chăm sóc,điều trị ngoại trú tốt.
4. Thời gian điều trị kháng sinh:
-Trung bình 7-10 ngày ( sau khi hết sốt 48-72 giờ).
- Điều trị ngoại trú :5-7 ngày.
1. Định nghĩa:
Nồng độ canxi huyết tương nhỏ hơn 2,0 mmol/l.
2. Nguyên nhân:
· Thiểu năng tuyến giáp di truyền hoặc mắc phải (thường là hậu quả của việc vô ý cắt bỏ tuyến cận giáp trong phẫu thuật tuyến giáp).
· Giảm magie huyết.
· Suy thận mãn.
· Thiếu vitamin D do: thiếu hụt vitamin D trong thực phẩm, kém tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khiếm khuyết trong chuyển hóa vitamin D.
· Vitamin D hoạt động không hiệu quả.
3. Triệu chứng:
· Các dấu chứng thần kinh: tê, ngứa, dị cảm…
· Tetany xuất hiện khi nồng độ canxi máu giảm tới mức 1,8mmol/l. Biểu hiện đầu tiên của tetany toàn thân là dấu hiệu Trousseau hay co rút cổ bàn tay chân.
· Khi mức canxi giảm nhưng chưa đủ để gây tetany trên lâm sàng, ta có thể phát hiện bằng dấu hiệu Chvostek, hoặc garrot cánh tay để tìm dấu hiệu Trousseau. Co giật do hạ canxi huyết (tetany) cần phân biệt co giật do những nguyên nhân khác, vì chỉ có canxi tiêm mạch mới cắt hẳn cơn. Tuy nhiên công tác chẩn đoán thường khá dễ dàng nếu kết hợp khai thác bệnh sử và dấu hiệu lâm sàng.
4. Điều trị:
a. Canxi:
- Trường hợp giảm canxi huyết mãn tính( thiểu năng tuyến cận giáp, suy thận mãn…) canxi được cung cấp qua đường miệng, liều trung bình hằng ngày khoảng 1gr.
- Trường hợp giảm canxi huyết cấp tính và/ hoặc bệnh nhân đã xuất hiện tetany, canxi được cung cấp qua đường tĩnh mạch.
- Hai chế phẩm thường dùng trong điều trị giảm canxi huyết cấp tính là canxi clorua:500mg-1gr/ngày tiêm tĩnh mạch chậm hoặc canxi gluconat 0,5g/viên 1-3 viên/ngày..Canxi tiêm mạch tốt nhất nên được tiến hành dưới sự theo dõi bằng điện tâm đồ. Cẩn thận đối với bệnh nhân nhiễm toan hay đã hoặc đang sử dụng digitalis.
b. Vitamin D:
Trong trường hợp nhược năng tuyến cận giáp, có thể dùng hormon tuyến cận giáp, nhưng vitamin D vẫn là thuốc được lựa chọn. Dihydrotachysterol 0,25mg mỗi ngày hoặc 1,25 (OH)2D3 1-2 mcg mỗi ngày cho đáp ứng rất tốt và có thể kiểm soát hoàn toàn nồng độ canxi huyết tương.
c. Trong mọi trường hợp giảm canxi huyết, nên chú ý và điều chỉnh rối loạn các điện giải khác kèm theo (đặc biệt là magie và kali).
II - RUNG NHĨ
1. Nguyên nhân: ( Các nguyên nhân thường gặp)
ü Lớn tuổi > 75
ü Tăng huyết áp mãn
ü Bệnh mạch vành
ü Bệnh van tim (hẹp van 2 lá)
ü Cường giáp
ü Viêm màng ngoài tim
ü Nhồi máu cơ tim cấp
ü Suy tim sung huyết
ü Thuyên tắc phổi
ü Bệnh cơ tim, tim bẩm sinh
ü Rượu
ü Thuốc: Theophyllin
ü Đợt cấp COPD
ü Hội chứng Wolff - Parkinson – White
2. Triệu chứng lâm sàng:
Thường không đặc hiệu, có thể có: mệt mỏi, hồi hộp, thay đổi trí nhớ (ở người già), suy tim, hạ huyết áp, đau thắt ngực, khó thở, gần ngất hoặc ngất, đột quỵ hoặc thuyên tắc động mạch (mạc treo, mạch máu ngoại biên)…
3. Phân loại rung nhĩ:
Ø Rung nhĩ cấp: mới bị trong vòng 48 giờ.
Ø Rung nhĩ cơn: Trên 1 lần rung nhĩ à tự trở về nhịp xoang.
Ø Rung nhĩ mãn: trên 48 giờ hoặc không xác định được thời gian, không tự về nhịp xoang nếu không điều trị.
Ø Rung nhĩ trong hội chứng WPW.
4. Hình ảnh điện tâm đồ:
Rung nhĩ thường nhìn rõ ở v1 do sóng nhĩ thường phát sinh ở nhĩ trái.
Đáp ứng thất hoàn toàn không đều:
- Đáp ứng thất chậm < 60 lần/p (rất chậm <30 l/p)
- Đáp ứng thất trung bình 60 – 100 l/p
- Đáp ứng thất nhanh > 100 l/p
Không có sóng P mà thay bằng sóng rung nhĩ f hoàn toàn khác nhau về biên độ, thời gian và hình dạng, tần số từ 400- 600 l/p.
Rung nhĩ sóng nhỏ biên độ f < 0,5mm, thường gặp trong bệnh tim thiếu máu cục bộ mãn.
Rung nhĩ sóng lớn f > 0,5 – 1 mm, thường gặp trong bệnh van tim do thấp (hẹp van 2 lá…)
5. Điều trị:
Biện pháp chung:
Tránh dùng các chất kích thích: rượu, thuốc lá, caffein.
Điều trị các bệnh tim thực thể.
Mục tiêu chính:
Điều trị kháng đông: giảm nguy cơ thuyên tắc.
Khống chế nhịp thất.
Đưa rung nhĩ trở về nhịp xoang và duy trì nhịp xoang.
5.1. Dùng kháng đông:
Khuyến cáo mới nhất của Hội tim mạch Hoa Kỳ, Hội tim mạch Châu Âu (AHA/ESC 2006) về phân loại yếu tố nguy cơ đột quỵ và dùng kháng đông trong rung nhĩ:
· Phân loại yếu tố nguy cơ:
Nguy cơ thấp: |
Nguy cơ trung bình: |
Nguy cơ cao: |
Nữ |
Tuổi> 75 |
Tiền căn đột quỵ, thoáng thiếu máu não, thuyên tắc. |
Tuổi 65-74 |
Tăng huyết áp |
Hẹp van 2 lá |
Bệnh mạch vành |
Suy tim |
Van nhân tạo |
Nhiễm độc giáp |
Tiểu đường |
|
Phân suất tống máu <= 35% |
· Hướng dẫn dung thuốc kháng đông:
Yếu tố nguy cơ | Hướng dẫn điều trị |
Yếu tố nguy cơ thấp | Aspirin 81-325 mg/ngày |
Một yếu tố nguy cơ trung bình | Aspirin 81-325 mg/ngày Hoặc Warfarin giữ INR 2-3 |
Bất kỳ một yếu tố nguy cơ cao Hoặc > 1 yếu tố nguy cơ trung bình |
Warfarin giữ INR 2-3 Van cơ học giữ INR > 2,5 |
Những bệnh nhân không có điều kiện dùng kháng đông hoặc không có yếu tố nguy cơ, < 65 tuổià dùng Aspirin, nếu dị ứng hoặc chống chỉ định Aspirin dùng Clopidogrel 75 mg/ngày.
5.2. Khống chế nhịp thất:
Dùng các thuốc kéo dài thời gian dẫn truyền qua nút nhĩ thất:
Digoxin: làm giảm nhịp thất khi nghỉ ở những bệnh nhân bị rung hoặc cuồng nhĩ có rối loạn chức năng thất trái hoặc suy tim, Digoxin không làm giảm nhịp tim khi gắng sức, có thể dùng phối hợp ức chế canxi hoặc ức chế beta để khống chế nhịp thất tốt hơn.
Tiêm tĩnh mạch: mỗi lần tiêm 0,25- 0,5mg, tổng liều 1- 1,5 mg/24 giờ
Liều uống duy trì 0,125- 0,5mg/24 giờ.
Verapamil:
Tiêm tĩnh mạch: 5-15mg tiêm mạch chậm trong 2 phút, có thể tiêm nhắc lại 15-30 phút nếu cần.
Liều uống duy trì 120- 480 mg/ngày.
Diltiazem:
Tiêm tĩnh mạch: 5-15mg tiêm mạch chậm trong 2 phút, có thể tiêm nhắc lại 15-30 phút nếu cần.
Liều uống duy trì 120- 360 mg/ngày.
Ức chế beta:
FDA chấp nhận 3 loại thuốc ức chế beta điều trị rung nhĩ, cuồng nhĩ: Esmolol, Propranolol, Sotalol.
Propranolol:
Tiêm mạch 1-6 mg( tiêm mạch chậm 1mg/2 h, tổng liều 0,15mg/ngày)
Uống 80-160 mg/ngày.
Sotalol uống 80-320 mg/ngày
Esmolol 0,5 mg/kg tiêm mạch, sau đó truyền 0,05- 0,2mg/kg
5.3. Đưa rung nhĩ về nhịp xoang và duy trì nhịp xoang:
Chỉ nên chuyển nhịp ở bệnh nhân trẻ 40-70 tuổi, còn các bệnh nhân lớn tuổi chỉ cần khống chế nhịp là đủ.
Chuyển rung nhĩ về nhịp xoang:
Có 2 phương pháp: sốc điện và thuốc (Nhóm III, đường tĩnh mạch: Ibutilide, Amiodaron).
Duy trì nhịp xoang:
Duy trì nhịp xoang tùy thuộc vào độ lớn nhĩ trái và thời gian rung nhĩ ( nếu nhĩ trái càng lớn, thời gian rung nhĩ càng lâuà tỉ lệ % duy trì nhịp xoang càng giảm).
Các thuốc thường dùng để duy trì nhịp xoang là nhóm IA, IC,III (Amiodaron, Sotalol)
Nên dùng ức chế men chuyển cho tất cả các bệnh nhân rung nhĩ, đặc biệt khi kèm tăng huyết áp, suy tim, rối loạn chức năng tim vì ức chế men chuyển phòng ngừa rung nhĩ tái phát.
III - THOÁI HÓA KHỚP
1. Định nghĩa:
- Thoái hóa khớp là bệnh của khớp và cột sống mãn tính đau và biến dạng không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa của sụn khớp và đĩa đệm, những thay đổi xương dưới sụn và màng hoạt dịch.
- Nguyên nhân chính của thoái hóa khớp là quá trình lão hóa và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp.
2. Triệu chứng lâm sàng:
a. Đau kiểu cơ giới: Đau khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.
Vị trí: Đau ở vị trí khớp hoặc cột sống bị thoái hóa, ít khi lan xa trừ khi có chèn ép rễ và dây thần kinh.
Tính chất: đau âm ĩ có thể có cơn cấp, xuất hiện và tăng lên khi thay đổi tư thế, đau nhiều vào buổi chiều sau 1 ngày lao động, giảm đau về đêm và nghỉ ngơi.
Đau diễn tiến thành từng đợt, dài ngắn từng trường hợp, hết đợt có thể hết đau sau đó tái phát đợt khác, có thể đau liên tục tăng dần.
Đau không kèm biểu hiện viêm.
b.Hạn chế vận động:
Các động tác của khớp và đoạn sống cổ bị thoái hóa hạn chế 1 phần, thường do phản ứng co cơ đi kèm. Bệnh nhân không thể làm động tác quay cổ, cúi sát đất, ngồi xổm.
c.Biến dạng khớp:
Không biến dạng nhiều như các bệnh khớp khác, biến dạng trong thoái hóa khớp do mọc gai xương, do lệch trục hoặc thoát vị màng hoạt dịch.
d.Các dấu hiệu khác:
Teo cơ do ít vận động
Tiếng lạo xạo khi vận động
Tràn dịch khớp (gối) do phản ứng.
e.Dấu hiệu toàn thân: Không bao giờ có dấu hiệu toàn thân.
3. Cận lâm sàng:
a.X quang: 3 dấu hiệu cơ bản: hẹp khe hớp, đặc xương dưới sụn và mọc gai xương.
Những dấu hiệu x quang của khớp và cột sống không có ý nghĩa về mặt bệnh học, vì phần lớn không có biểu hiện lâm sàng hoặc rất lâu sau mới xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Không thề chỉ dựa vào x quang đơn thuần để chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp.
b.Các xét nghiệm khác:
Xét nghiệm máu, sinh hóa toàn thân không có gì thay đổi
Dịch khớp: màu vàng chanh, độ nhớt bình thường,tế bào 1000-2000/ mm3, 50% là neutrophil, protein, mucin, bổ thể bình thường, Urat âm tính, nhân tố thấp âm tính.
Nội soi: thấy tổn thương thoái hóa của sụn, phát hiện mảnh gai xương rơi vào ổ khớp, kết hợp sinh thiết để chẩn đoán phân biệt.
4. Chẩn đoán xác định: dựa vào
J Tính chất đau khớp
J Không có triệu chứng toàn thân
J Hoạt dịch không thuộc loại viêm
J 3 dấu hiệu cơ bản trên x quang
(Không chẩn đoán bệnh chỉ dựa vào dấu hiệu x quang đơn thuần)
5.Điều trị:
Điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng là quan trọng, phải phối hợp nội khoa, vật lý trị liệu và ngoại khoa. Điều trị nhằm mục đích giảm đau, duy trì hoạt động và hạn chế tàn tật.
a.Nội khoa:
Các thuốc giảm đau, kháng viêm: NSAIDs ( Ví dụ: Diclofenac 75mg x 2/ngày. Paracetamol 10-15 mg/kg/lầnx4/ngày )
Làm chậm quá trình thoái hóa và bồi dưỡng sụn khớp: Glucosamine 500mg x 2-3 lần/ngày, uống trước bữa ăn 15 phút. Điều trị từng đợt 6 tuần – 4 tháng, nên lặp lại liệu trình sau 6 tháng nếu cần.
b. Các phương pháp vật lý trị liệu.
c. Điều trị ngoại khoa:
Chỉnh lại các dị dạng của khớp
Điều trị thoát vị đĩa đệm
Làm cứng dính khớp ở tư thế cơ năng
Ghép khớp nhân tạo
IV- VIÊM KHỚP GOUT
I. ĐỊNH NGHĨA:
Gout là bệnh quan trọng nhất trong nhóm các bệnh khớp do tinh thể,tinh thể monosodium urate,do rối loạn chuyển hóa purin,bệnh là một nhóm các rối loạn,kết hợp các yếu tố sau:
-Tăng acid uric trong máu >420µmol/L,(hay>7mg/dl)
- Cơn gout cấp,viêm cấp một khớp điển hình.
- Các u cục ở quanh khớp(tophy) do lắng đọng tinh thể ở khớp và quanh khớp.
- Suy thận mãn do lắng đọng các tinh thể urate ở nhu mô thận.
- Sỏi thận do lắng đọng các tinh thể urate ở ống thận.
II. TIẾU CHUẨN CHẨN ĐOÁN GOUT( của ILAR NĂM 2000)
(a) có tinh thể urate đặc trưng trong dịch khớp,và/hoặc:
(b) Tophy được chứng minh có chứa tinh thể urate bằng phương pháp hóa học hoặc kính hiển vi phân cực ,và/hoặc:
(c) Có 6/12 trạng thái lâm sàng,xét nghiệm và x quang sau:
+ Viêm tiến triển tối đa trong vòng một ngày.
+ Có hơn một cơn viêm khớp cấp.
+ Viêm khớp ở một khớp.
+ Đỏ vùng khớp.
+ Sưng ,đau khớp bàn ngón chân I.
+ Viêm khớp bàn ngón chân I ở 1 bên.
+Viêm khớp cổ chân một bên.
+ Tophi nhìn thấy được.
+ Tăng acid uric máu.
+ Sưng khớp không đối xứng.
+ Nang dưới võ xương,không khuyết xương.
+ Cấy vi khuẩn âm tính.
III. ĐIỀU TRỊ:
1. Mục tiêu điều trị:
-Khống chế các đợt viêm cấp(điều trị cắt cơn).
-Làm hạ và duy trì acid uric máu ở mức cho phép.(điều trị phòng ngừa).
-Kiểm soát tốt các bệnh kèm theo.
2.Điều trị cụ thể:
a.Điều trị cắt cơn:
Nguyên tắc: Dùng sớm,liều cao,ngắn ngày.
-Các thuốc kháng viêm không steroid.
Diclofenac 50mg x 4lần/ngày.
Meloxicam 15mg/ngày.
Piroxicam 40mg/ngày.
- Colchicin 0,5 – 1mg x 2-3 lần/ngày.
- Costicosteroids:
Methylprednisolone,prednisolone: 40mg x3-5 ngày
b.Điều trị ngừa cơn:
- Chế độ ăn:
+ Không dùng các thức ăn chứa nhiều nhân purin như: Thịt chó, Tim, gan, thận, óc, trứng lộn, cá mòi trứng cá, …
+ Hạn chế rượu bia.
+ Hạn chế mở động vật.
+Có thể sử dụng:Thịt nạc,tôm,cua,cá,ốc,đậu,trứng sữa…nhưng không quá 50g/ngày
+ Ăn nhiều rau xanh,trái cây tươi.
+Dùng nhiều nước khoáng có gas.
-Thuốc chống tổng hợp Acid uric: Allopurinol.viên 300mg,100mg
+Khởi đầu 100mg/ngày tăng dần lên 300mg/ngày.uống 1lần sau ăn.
+Liều tối đa 800-900mg/ngày chia 2-3lần.
Chú ý: Khi bệnh nhân đang điều trị bằng Allopurinol thì hạn chế sử dụng kháng sinh nhóm β lactam (Ampicillin,Amox…)vì làm tăng nguy cơ dị ứng thuốc.
V- VIÊM TÚI MẬT MẠN TÍNH
I, ĐẠI CƯƠNG:
Viêm túi mật mạn tính là viêm nhiễm túi mật có nguồn gốc chủ yếu do vi khuẩn,đôi khi xuất hiện thứ phát trong sỏi mật,ký sinh trùng đường mật hoặc rối lọan vận động đường mật.
Nếu chỉ do vi khuẩn chưa đủ gây viêm mạn tính mà còn nguyên nhân do ứ tắc mật và một số yếu tố tác động lên thành túi mật; Do rối lọan chế độ ăn uống,do rối lọan thành phần mật,do men tụy kích thích,do chấn thương của sỏi mật...
Viêm túi mật mạn tính làm cho túi mật nhăn nheo,thành túi mật dày lên và xơ hóa là mất chức năng bình thường của túi mật.
II.ĐIỀU TRỊ:
1.Nguyên tắc.
- Chống viêm nhiễm (trong đợt tiến triển của bệnh.)
- Gỉảm co thắt túi mật.
- Cải thiện dòng chảy,lưu thông dịch túi mật.
- Nâng cao phản ứng miễn dịch,tăng sức đề kháng của cơ thể.
2. Điều trị nội khoa:
- Chế độ ăn uống: giảm thức ăn có nhiều mỡ, thức ăn có nhiều gia vị chua cay.Nên chia thành nhiều bữa khi đang có đợt tiến triển.
- Chống viêm nhiễm trong đợt tiến triển: Bệnh nhân có sốt, đau vùng túi mật.Kháng sinh nên dùng lọai hấp thu ở ruột thải trừ qua đường mật.
+ Trimethoprim.sulfamethoxazol viên 480mg 2-6viên /ngày.
+ Gentamycin 80mg 1-2 ống/ngày tiêm bắp.
+ Cephalosporin thế hệ 3: Cefotaxim 3-6g/ngày IV
Tùy theo mức độ nhiễm khuẩn có thể dùng một hoặc hai trong 3 nhóm trên.
- Chống co thắt túi mật:
+ Alverin citrate 40mg 2-6 viên /ngày.
+ Hyoscin-n-butylbromid 20mg 1-3 ống /ngày.
+Nitroglycerin viên ngậm dưới lưỡi.
- Cải thiện lưu thông mật:
+ Làm giảm trương lực đường mật: đặt sond tá tràng hút dịch mật trong trường hợp viêm túi mật không do sỏi.
+ Thuốc nhuận mật (khi không có tắc mật thấp):chophyton 1-2viên 3lần/ngày.
+ Các lọai vitamin nhóm B và C.
3. Điều trị ngọai khoa:
- Viêm túi mật hoại tử.
- Tắc túi mật.
- Sỏi túi mật.
- Túi mật hóa xứ,biến dạng mất chức năng bình thường,có nhiều đợt viêm nhiễm.
4. Phòng bệnh:
Tráng ăn thức ăn có nhiều cholesterol bão hòa,thức ăn có nhiều mỡ,cần cân đối khẩu phần ăn. Điều trị kịp thời viêm túi mật cấp, sỏi túi mật.
VI - CƠN NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT (CNNKPTT)
I. Lâm sàng:
-CNNKPTT thường xãy ra ở những bệnh nhân không có bệnh tim thực tổn.
-Tiền sử có những cơn hồi hộp,đánh trống ngực,tim đập nhanh,xuất hiện và kết thúc khá đột ngột.
-Trong cơn bệnh nhân cảm giác hồi hộp,đánh trống ngực,lo lắng tim đập rất nhanh.
-Cơn NNKPTT thường ít ảnh hưởng đến huyết động và thường không kéo dài.Tuy nhiên,vẫn có trường hợp kéo dài cả ngày gây tụt huyết áp và suy tim.
-Nghe tim thường rất đều,tần số trung bình 180-200ck/p.
-CNNKPTT có thể kết thúc đột ngột hoặc khi bảo bệnh nhân hít sâu vào rồi thở ra hoặc khi được bác sỹ xoa xoang cảnh hay ấn nhản càu…
II. Điện tâm đồ:
-Phức bộ QRS thường thanh mảnh,đều,tần số 180-200ck/p.
-Sóng P không nhìn thấy do lẫn vào QRS hoặc đôi khi có thể nhìn thấy giống như sóng r nhỏ ở V1.
-Khi kết thúc cơn có thể nhìn thấy một đoạn ngừng xoang ngắn hoặc nhịp chậm trước khi tái lập nhịp xoang.
III. Điều trị:
1. Cắt cơn:
- Các biện pháp gây cường phế vị: Hít thở sâu,ấn nhãn cầu,xoa xoang cảnh…
-Thuốc đầu tay nên dùng là Adenosin 6mg tiêm mạch nhanh, nếu chưa kết quả thì tiêm nhắc lại 6mg, nếu vẫn không có kết quả thì dung tiếp 12mg.
- Các thuốc chẹn bêta giao cảm,chẹn kênh calci có thể dùng khi sử dụng adenosin thất bại.Verapamil 5-10mg IV trong 2-3 phút.Chống chỉ định ở bệnh nhân giảm chức năng thất trái,có tụt HA,cẩn thận ở người già.Liều Propranolol là 0,15mg/kg IV tốc độ 1mg/phút,Chú ý chống chỉ định và tác dụng phụ của các thuốc này.
- Digitalis làm chậm dẫn truyền trong nút nhĩ thất và có thể cắt được CNNKPTT.Tuy nhiên cần thận trọng khi bệnh nhân có hội chứng WPW.
-Amiodaron là thuốc có thể được cân nhắc khi các thuốc trên thất bại.Nhiều khi bản thân nó không cắt được cơn nhưng sau khi dùng thuốc này có thể tiến hành lại các biện pháp gây cường phế vị sẽ có hiệu quả.
Liều lượng: Tấn công 600-800 mg/ngày,kéo dài 1-4 tuần,khi kiểm soát được bệnh hoặc xuất hiện tác dụng phụ.
Duy trì: 100-400 mg/ngày.Chia 2-3 lần( uống)
- Sốc điện cắt cơn được chỉ định khi CNNKPTT dai dẳng, có ảnh hưởng đến huyết động gây suy tim,tụt HA hoặc các thuốc không cắt được cơn.
2. Điều trị triệt để:
- Triệt phá ( đốt) các đường dẫn truyền phụ bằng sóng radio cao tần. là phương pháp nên được lựa chọn hàng đầu cho các bệnh nhân có CNNKPTT dai dẳng không đáp ứng với điều trị nội khoa thông thường.
- Các thuốc có thể dùng để dự phòng CNNKPTT có vòng vào lại tại nút nhĩ thất là chẹn bêta giao cảm,digitalis,verapamil…nhưng cần chú ý tác dụng phụ của chúng.
- Hiện nay,hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy lợi ích vượt trội của triệt phá đường dẫn truyền phụ so với dùng thuốc và đây chính là phương pháp có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
VII- BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
I.Định nghĩa:
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính(BPTNMT) là một bệnh có đặc điểm tắc nghẽn lưu lượng khí thở ra thường xuyên không hồi phục hoặc chỉ hồi phục một phần và tiến triển; thường có tăng phản ứng đường thở;do viêm phế quản mạn tính,hen phế quản và khí phế thủng gây ra.
II.Chẩn đoán:
-Bệnh nhân > 40 tuổi,thường là nam giới,tiền sử hút thuốc lâu năm.
-Ho khạc đàm,khó thở trên 2 năm.
-Tiền sử hay có đợt nhiễm trùng hô hấp cấp tính.
-Xquang phổi:có thể có hội chứng phế quản,khí phế thủng.
-Đo thông khí phổi: Tắc nghẽn lưu lượng thở không hồi phục(FEV1<80% số lý thuyết,test hồi phục phế quản âm tính)
III.Chẩn đoán phân biệt:
-Hen phế quản:Khó thở từng cơn tái diễn,cơn khó thở tự hết hoặc sau phun thuốc giãn phế quản.đo thông khí phổi có rối loạn tắc nghẽn hồi phục,test hồi phục phế quản (+)
IV.Dự phòng &điều trị:
1.Phòng bệnh:
-Bỏ thuốc lá,có thề dùng các biện pháp hổ trợ bỏ thuốc.
-Tăng cường chế độ dinh dưỡng:Dùng các vitamin A,C,E.
-Cố gắng giảm ô nhiễm không khí nơi ở và nơi làm việc.
2.Điều trị:
- Thuốc giãn phế quản: Salbutamol 5mg x 2-4 lần/ngày phun khí dung.
hoặc salbutamol 4mg x2-4 lần/ngày( uống).
-Thuốc kháng cholinergic:
Berodual(ipratropium+fenoterol) (MDI) 2-3 nhát x2-4lần/ngày.xịt họng.
- Glucocorticosteroid:.-Prednison 5mg uống khởi đầu 6-8viên/ngày.
-Methylprednisolon16mgliềutương đương prednison.
( Hydrocortison ) 100-200mg/lần x 3 IV
-Những điều trị khác:
* Vaccin chống cúm,chống phế cầu.
* Kháng sinh: Thường sử dụng trong các đợt cấp có bội nhiễm.
Cefotaxim 50-100mg/kg x3 IV hoặc
Cefuroxim liều tương đương kết hợp với nhóm Aminoglucoside(gentamycin3-5mg/kg/ngày)haynhóm Fluoroquinolones.(Levofloxacin.ciprofloxacin,offloxacin)
Levofloxacin 0,5g 1-2 viên/ngàyx7-14 ngày
*Thuốc ly giải chất nhầy( Ambroxol,carbocystein…) có thể làm giảm tần suất xuất hiện đợt cấp.
*Thuốc giảm ho:Không dùng.
*Morphin: Không dùng.
- Tập luyện.
- Oxy liệu pháp để duy trì SaO2>_90%,PaO2>_60mmHg.
- Ghép phổi.
VIII- ĐIỀU TRỊ ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ( ĐCBPTNMT)
I.Tiêu chuẩn chẩn đoán: Có 3 tiêu chuẩn.
(1) Gia tăng khó thở.
(2) Gia tăng lượng đàm.
(3) Có đàm mũ.
Có 3 mức độ.
(1)Mức độ nhẹ: Một tiêu chuẩn chính với ít nhất một trong các triệu chứng sau:1.Nhiễm trùng đường hô hấp trên.
2.Sốt không rõ nguyên nhân.
3.Gia tăng ral rít.
4.Gia tăng ho.
5.Gia tăng 20% tần số tim và hô hấp
(2) Mức độ vừa: Có 2 tiêu chuẩn.
(3) Mức độ nặng: Có 3 tiêu chuẩn.
II. Xử trí:
1.Thở oxy 2lit/phút,theo dõi klhi máu.Nếu suy hô hấp nặng,rối loạn ý thức,tím tái,toan hô hấp mất bù cần phải thở máy.
2.Sử dụng thuốc giãn phế quản:
+ Gia tăng liều lượng và số lần cho: salbutamol 5mgx4-6 lần/ngày.
+ Phối hợp thuốc đồng vận β2 (salbutamol) và kháng cholinergic( Ipratropium bromide).
+ Có thể thêm Aminophylline truyền tĩnh mạch,nếu cần.
- Diaphyllin 0,48gx01 ống pha trong 250ml glucose 5% truyền tĩnh mạch trong 20 phút.Sau đó duy trì 1,5 -02 ống trong 24 giờ
3.Thêm thuốc glucocorticosteroid uống hay tiêm tĩnh mạch.
Methylprednisolon125mg TM/6giờ x 1-3ngày .Sau đó tiếp tục uống prednisolon 60mg/ngày x 4-7 ngày. Sau đó giảm liều 40mg/ng ày x8-11 ngày. sau đó 20mg/ng ày x12-15 ngày.
Nhẹ thì dùng kháng sinh uống: Nhóm Cephalosporine thế hệ 1hay nhóm Macrolid,hay nhóm Fluoroquinolones. Nặng thì dùng kháng sinh đường tiêm cefuroxime hay cefotaxime kết hợp với nhóm Aminoglucoside hay nhóm Fluoroquinolones.
5.Trong tất cả các trường hợp:
- Điều chỉnh thăng bằng nước và nuôi dưỡng.
- Điều trị những biến chứng:Suy tim.loạn nhịp.
IX- VIÊM PHỔI MẮC PHẢI Ở CỘNG ĐỒNG.
I.Đại cương:
-Là bệnh lý hô hấp thường gặp.
- Là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 7 theo ATS.
-Là tình trạng viêm phổi ở một người không liên quan đến bệnh viện trong thời gian gần đây.Hoặc trong vòng 72 giờ từ khi nhập viện.
Ngoại trừ:
- Nhập viện trong 10 ngày gần đây.
- Suy giảm miễn dịch (HIV)
- Dùng corticoid dài ngày.
- Lao phổi.
II.Lâm sàng: Rất thay đổi.
-Sốt.
-Ho,khạc đàm.
-Đau,tức ngực.
-Biểu hiện tổn thương ở phổi: Rales phế quản,rales nhu mô phổi.
- Suy hô hấp.
III.Tiêu chuẩn nhập viện-Phân mức độ viêm phổi:
1.Tiêu chuẩn nhập viện:
Có 5 tiêu chuẩn:CURB-65
1.1. Lú lẫn/mất định hướng.
1.2. Tăng ure máu (BUN>20mg% hoặc ure máu>7mmol/lít)
1.3. Nhịp thở:>30 lần/phút
1.4. Tụt HA(Tâm thu <90mmHg hoặc tâm trương <60mmHg)
1.5. Tuổi từ 65 trở lên.
Có từ 0-1 tiêu chuẩn: Điều trị ngoại trú
Từ 2 tiêu chuẩn :Nhập khoa.
Từ 3 tiêu chuẩn:Nhập khoa HSCC.
2.Phân mức độ viêm phổi:
Tiêu chuẩn viêm phổi nặng:
*Tiêu chuẩn phụ:
-Nhịp thở >30 l/p
- Thâm nhiễm nhiều thùy phổi.
- Lú lẫn mất định hướng
- Tăng ure máu.
- Giảm bạch cầu:< 4000/mm3.
- Giảm tiểu cầu: <100.000/mm3
- Hạ thân nhiệt.
- Tụt HA phải bù dịch tích cực.
*Tiêu chuẩn chính:
-Cần thở máy xâm nhập.
-Sốc nhiễm trùng.
**Tiêu chuẩn nặng: Có 1 trong 2 tiêu chuẩn chính hoặc từ 3 tiêu chuẩn phụ trở lên.
IV.Điều trị kháng sinh:
1.Điều trị ngoại trú:
-Đối với bệnh nhân chưa dùng kháng sinh 3 tháng trước đó:
Nhóm Macrolide: Clarithromycin 500mg x 2/ngày(u)
-Đối với bệnh nhân có bệnh lý phối hợp như: Tim mạch,phổi,gan,thận,ĐTĐ, dùng thuốc ức chế miễm dịch hoặc đã dùng kháng sinh trong 3 tháng trước đó.
+ Fluoroquinolone hô hấp(thế hệ IV): Moxifloxacin 400mg/ngày hoặc Levofloxacin liều tương đương…
+ Amoxcillin/clavulanat hoặc Ampicillin/sulbactam hoặc Ceftriaxone hoặc Cefuroxim+ Macrolide .
2.Nhập viện không nằm ICU:
- Fluoroquiolone hô hấp ( thế hệ IV): MOXIFLOXACIN
- Cefotaxim hoặc Amox/clavulanat hoặc Ampi/sulbactam + Macrolide
3.Điều trị tại ICU.
- Cefotaxim, 1-2g IV mỗi 6-8 giờ (Tối đa 12g/ngày) hoặc
- Amoxcillin/clavulanat. 1-2g IV/6-8 giờ (Tối đa 7,2 g/ngày) hoặc
- Ampicillin/sulbactam . 1,5-3g IV/6-8 giờ( Tối đa 4g sulbactam/ngày)
Kết hợp với Macrolide hoặc fluoroquionolon hô hấp ( Thế hệ IV)
V,Các vấn đề liên quan điều trị:
1.Tiêu chuẩn ổ định:
- Hết sốt.
- Nhịp tim < 100 l/p
- Nhịp thở <24 l/p
- HA tâm thu > 90 mmHg.
- Có khả năng ăn uống bằng đường miệng.
2. Thời điểm sử dụng kháng sinh: 2-4 giờ đầu sau khi có chẩn đoán.
3. Chuyển sang đường uống:
-Khi lâm sàng ổn định.Bệnh nhân có thể xuất viện ngay khi sử dụng kháng sinh đường uống nếu không có bệnh lý đi kèm khác và có chế độ chăm sóc,điều trị ngoại trú tốt.
4. Thời gian điều trị kháng sinh:
-Trung bình 7-10 ngày ( sau khi hết sốt 48-72 giờ).
- Điều trị ngoại trú :5-7 ngày.
X - ĐIỀU TRỊ ĐAU THẮT LƯNG.
I.Nguyên tắc:
- Luôn cố gắng phát hiện được nguyên nhân của bệnh để điều trị.Nếu đau thắt lưng (ĐTL)do các nguyên nhân trong ổ bụng thì điều trị nguyên nhân gây bệnh sẽ chữa khỏi được đau thắt lưng.Đối với các nguyên nhân tổn thương thực thể ở cột sống(chấn thương,dị dạng,viêm đốt sống đĩa đệm,u đốt sống nguyên phát hay thứ phát…)thì các biện pháp nội hay ngoại khoa thích hợp là rất cần thiết.
- Điều trị ĐTL chủ yếu là nội khoa bảo tồn.Cần vận dụng linh hoạt các biện pháp nghỉ ngơi,dùng thuốc,tâm lý,vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.
-Phẫu thuật chỉ có chỉ định trong một số rất ít các trường hợp.
II.Điều trị nội khoa:
1.Nghỉ ngơi: Bệnh nhân cần nghỉ ngơi và bất động khi đau nhiều.Chỉ cần 2-7 ngày nghỉ ngơi tại giường và dùng một vài thuốc giảm đau thông thường thì đã giải quyết được đa số các trường hợp ĐTL cấp.Bệnh nhân cần nằm trên giường phẳng và cứng.Nếu đau nhiều có thể nằm co chân lại hay nằm sấp.Khi có nguy cơ lún và di lệch cột sống(lao,viêm,ung thư…)có thể cố định bằng nẹp,bột,áo chỉnh hình thắt lưng.
2.Vận động: Chỉ khi giai đoạn ĐTL cấp đã qua.Vận động,tập thể dục đều đặn,giúp bệnh nhân nhanh chóng trở lại với cuộc sống bình thường.Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống bệnh nhân có thể đeo đai lưng.Thể dục liệu pháp và bơi đặc biệt cần thiết với bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp hay hư cột sống ở mức độ nhẹ.
3.Vật lý trị liệu:
Có tác dụng tốt trong nhiều trường hợp,tuy nhiên không có chỉ định trong các trường hợp ĐTLdo nhiễm khuẩn,ung thư,loãng xương.
Có thể dùng các biện pháp sau:
- Chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại, sóng ngắn, từ trường, điện dẫn thuốc…
- Xoa bóp, châm cứu ấn huyệt.
- Kéo giãn cột sống bằng dụng cụ chỉ định cho lồi hoặc thoát vị đĩa đệm.
4.Thuốc:
-Các thuốc giảm đau rất đa dạng: Aspirin, paracetamol, Paracetamol codein, Di-antalvic…
- Các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid: Diclofenac, Meloxicam…Diclofenac: 50-150mg/ngày, Meloxicam:7,5-15mg/ngày.
- Nếu có co cứng cơ có thể dùng thêm thuốc giãn cơ như:Decontractyl.Alverin citrat.
- Một số trường hợp đặc biệt có thể chỉ định dùng corticoid toàn thân với liều cao(50-60mg prednisolon/ngày trong 4-5 ngày).
III.Điều trị ngoại khoa:
- Các bệnh gây chèn ép tủy, hội chứng đuôi ngựa (lao,viêm mũ,chấn thương…)có các triệu chứng rối loạn trực tràng bàng quang
- Phẫu thuật làm cứng,cố định khi có nguy cơ lún đốt sống,gù vẹo nhiều,ĐTL mạn tính.
- Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm.
IV.Phòng bệnh:
-Đối với ĐTLdo nghề nghiệp thì cần cải thiện điều kiện làm việc,hạn chế các sang chấn về tinh thần,chấn thương do lao động
-Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nậng cao thể lực.
-Đảm bảo tư thế đúng khi đứng,ngồi,mang ,vác hay nhấc vật nặng: Cần đứng trên tư thế thẳng,không rũ vai,gù lưng.Để tránh khom lưng khi ngồi đọc và viết lâu nên ngồi gần bàn viết,ghế ngồi không quá cao hoặc bàn viết không nên quá thấp.Nếu phải ngồi lâu nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác giữa giờ.Khi ngồi trên ghế đảm bảo góc của khớp háng bằng với góc đầu gối,bàn chân đặt phẳng trên sàn nhà và khung xương chậu tựa vào sàn ghế để giữ cho phần cơ thể từ hông trở lên được thẳng.Khi mang vác vật nặng hãy để cho sức nặng của vật chia đều hai bên .Không bao giờ mang vật nặng ở một bên người.Tránh mang nặng trong thời gian dài.Khi muốn nhấc một vật nặng lên phải co đùi,gập gối,đội chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng.Nên đứng lên bằng cách thẳng hai chân.Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc vật nặng.Lau chùi nhà cửa sẽ dễ dàng và thoải mái hơn nếu tựa trên hai tay và đầu gối.
-Vấn đề có ý nghĩa quan trọng là phải có chế độ ăn uống,nghỉ ngơi hợp lý,giảm cân đối với người béo phì,tránh những căng thẳng quá mức về tâm lý
MỤC LỤC
1.Giảm canxi máu.
2.Rung nhỉ.
3. Thoái hóa khớp
4.Viêm khớp gout
5.Viêm túi mật mạn tính
6.Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất.
7. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
8. Điều t ị đợt cấp Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
9.Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng.
10. Điều trị đau thắt lưng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Trường đại học y Hà Nội. Điều Trị học nội khoa tập I- II
Nhà xuất bản y học năm 2004.
2- GS- BS Nguyễn huy Dung.
22 Bài giảng chọn lọc nội khoa tim mạch Nhà xuất bản y học năm 2003.
3- Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp của Bộ y tế năm 2010
4- Khuyến cáo năm 2014 :Chẩn đoán- điều tr ị-dự phòng tăng huyết áp ở hội nghị tăng huết áp lần thứ nhất tổ chức tại Huế ngày 17-18/05/2014.
5- Phác đồ điều trị nội khoa bệnh phổi-Trường đại học y dược cần thơ năm 2006
Có thể dùng các biện pháp sau:
- Chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại, sóng ngắn, từ trường, điện dẫn thuốc…
- Xoa bóp, châm cứu ấn huyệt.
- Kéo giãn cột sống bằng dụng cụ chỉ định cho lồi hoặc thoát vị đĩa đệm.
4.Thuốc:
-Các thuốc giảm đau rất đa dạng: Aspirin, paracetamol, Paracetamol codein, Di-antalvic…
- Các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid: Diclofenac, Meloxicam…Diclofenac: 50-150mg/ngày, Meloxicam:7,5-15mg/ngày.
- Nếu có co cứng cơ có thể dùng thêm thuốc giãn cơ như:Decontractyl.Alverin citrat.
- Một số trường hợp đặc biệt có thể chỉ định dùng corticoid toàn thân với liều cao(50-60mg prednisolon/ngày trong 4-5 ngày).
III.Điều trị ngoại khoa:
- Các bệnh gây chèn ép tủy, hội chứng đuôi ngựa (lao,viêm mũ,chấn thương…)có các triệu chứng rối loạn trực tràng bàng quang
- Phẫu thuật làm cứng,cố định khi có nguy cơ lún đốt sống,gù vẹo nhiều,ĐTL mạn tính.
- Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm.
IV.Phòng bệnh:
-Đối với ĐTLdo nghề nghiệp thì cần cải thiện điều kiện làm việc,hạn chế các sang chấn về tinh thần,chấn thương do lao động
-Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nậng cao thể lực.
-Đảm bảo tư thế đúng khi đứng,ngồi,mang ,vác hay nhấc vật nặng: Cần đứng trên tư thế thẳng,không rũ vai,gù lưng.Để tránh khom lưng khi ngồi đọc và viết lâu nên ngồi gần bàn viết,ghế ngồi không quá cao hoặc bàn viết không nên quá thấp.Nếu phải ngồi lâu nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác giữa giờ.Khi ngồi trên ghế đảm bảo góc của khớp háng bằng với góc đầu gối,bàn chân đặt phẳng trên sàn nhà và khung xương chậu tựa vào sàn ghế để giữ cho phần cơ thể từ hông trở lên được thẳng.Khi mang vác vật nặng hãy để cho sức nặng của vật chia đều hai bên .Không bao giờ mang vật nặng ở một bên người.Tránh mang nặng trong thời gian dài.Khi muốn nhấc một vật nặng lên phải co đùi,gập gối,đội chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng.Nên đứng lên bằng cách thẳng hai chân.Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc vật nặng.Lau chùi nhà cửa sẽ dễ dàng và thoải mái hơn nếu tựa trên hai tay và đầu gối.
-Vấn đề có ý nghĩa quan trọng là phải có chế độ ăn uống,nghỉ ngơi hợp lý,giảm cân đối với người béo phì,tránh những căng thẳng quá mức về tâm lý
MỤC LỤC
1.Giảm canxi máu.
2.Rung nhỉ.
3. Thoái hóa khớp
4.Viêm khớp gout
5.Viêm túi mật mạn tính
6.Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất.
7. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
8. Điều t ị đợt cấp Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
9.Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng.
10. Điều trị đau thắt lưng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Trường đại học y Hà Nội. Điều Trị học nội khoa tập I- II
Nhà xuất bản y học năm 2004.
2- GS- BS Nguyễn huy Dung.
22 Bài giảng chọn lọc nội khoa tim mạch Nhà xuất bản y học năm 2003.
3- Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp của Bộ y tế năm 2010
4- Khuyến cáo năm 2014 :Chẩn đoán- điều tr ị-dự phòng tăng huyết áp ở hội nghị tăng huết áp lần thứ nhất tổ chức tại Huế ngày 17-18/05/2014.
5- Phác đồ điều trị nội khoa bệnh phổi-Trường đại học y dược cần thơ năm 2006
Tác giả bài viết: Khoa Nội Đông Y
Nguồn tin: benhvientinhbien.vn