Đánh Giá Hiệu Quả Của Gây Tê Tuỷ Sống Bằng BUPIVACAIN SPINAL HEAVY 0,5% Trong Phẩu Thuật Tại BVĐK Huyện Tịnh Biên Năm 2015

Chủ Nhiệm Đề Tài: Ngô Sơn Tùng; Thực hiện: Mohamach Amin, Nguyễn Thành Dững
Tóm tắt:
Mục tiêu: Gây tê tủy sống là phương pháp gây tê được áp dụng rộng rãi nhằm thay thế gây mê nội khí quản, nghiên cứu nhằm làm rõ hiệu quả và tác dụng phụ của gây tê tủy sống trong phẫu thuật tai bệnh viện đa khoa huyện Tịnh Biên.
Phương pháp nghiên cứu: Ngiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 01/2015 đến tháng 10/2015 tại bệnh viện đa khoa huyện Tịnh Biên.
Kết quả:Thời gian vô cảm của GTTS là 169 phút; Thời gian khởi phát mất cảm giác đau là 5,6 phút; thời gian ức chế vận động là 7,6 phút; thời gian phục hồi vận động là 163,9 phút; thời gian giảm đau sau mổ là 178 phút; sự thay đổi huyết động và hô hấp không đáng kể; tác dụng phụ của phương pháp GTTS là nôn ói (14,3%) và đau lưng (9,5%).
Kết luận: Phương pháp gây tê tủy sống tại bệnh viện đa khoa huyện Tịnh Biên là phương pháp vô cảm an toàn và ít tai biến.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây có nhiều nghiên cứu trên thế giới áp dụng gây tê tủy sống cho phẫu thuật tiêu hóa và sản phụ khoa[2]. Giảm thời gian nằm viện (2,3 ngày), nôn sau mổ (2,09%) thấp hơn so với phẫu thuật dưới gây mê toàn thân (29,22%), nhu cầu cần dùng thuốc giảm đau Voltaren đường tiêm sau mổ 2 giờ (35,59%) và giảm đau đường uống trong vòng 24 giờ đầu (63,21%), nhanh chóng phục hồi nhu động ruột so với gây mê toàn thân[7].
Trong những năm qua, bệnh viện đa khoa huyện Tịnh Biên đã thực hiện gây tê tủy sống trong các phẫu thuật ngoại khoa và sản – phụ khoa. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu cho thấy tê tủy sống là kỹ thuật có thể thay thế gây mê nội khí quản khi gặp bệnh nhân có nhiều nguy cơ như bệnh nhân đặt nội khí quản khó, bệnh nhân dạ dày đầy, bệnh nhân hen phế quản, bệnh nhân có bệnh phổi mạn tính. Hơn nữa có thể tránh được các tai biến liên quan đến gây mê nội khí quản.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng lựa chọn trong nghiên cứu là các bệnh nhân được phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa huyện Tịnh Biên. Thời gian từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 10 năm 2015. Tiêu chuẩn lựa chọn: Các bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật (bao gồm mổ chương trình và cấp cứu).Các sản phụ có chỉ định mổ lấy thai (bao gồm mổ lấy thai chủ động và cấp cứu).Các bệnh nhân và sản phụ đạt tiêu chuẩn ASA I và ASA II
Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân và sản phụ từ chối tham gia nghiên cứu, chống chỉ định với phương pháp GTTS, rối loạn đông máu (TS >5 phút, TC>15 phút) hoặc đang điều trị thuốc kháng đông, bệnh tim nặng, trường hợp cuộc mổ kéo dài hoặc mổ có tai biến.

2.2.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang. Chọn mẫu thuận tiện với cỡ mẫu n = 20 bệnh nhân.
Xử lý số liệu: Các biến định lượng được thống kê, kiểm định bằng giá trị trung bình, độ lệch chuẩn sử dụng phép kiểm t. Khi giá trị p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy 95%. Phần mềm thống kê được sử dụng là SPSS 20.

III. KẾT QUẢ NGHÊN CỨU :
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Bảng 1 : Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Biến số n = 21 Tỷ lệ (%)
Tuổi (TB±SD) 34,2 ± 15,2
Nam/Nữ 4/17 19/81
Chiều cao (TB±SD) 156,6 ± 8,6
ASA I/II 18/3 85,7/14,3
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm tuổi từ 18 – 34 tuổi chiếm ưu thế trong quần thể nghiên cứu (71,4%).Nữ chiếm ưu thế trong quần thể nghiên cứu (81%). Chiều cao trung bình của quần thể nghiên cứu là 156,6 với độ lệch chuẩn là 8,6.
3.2. TÁC DỤNG LÊN BỆNH NHÂN HOẶC SẢN PHỤ:
i.Kết quả ức chế cảm giác đau:
Bảng 2: Kết quả ức chế cảm giác đau

Thời gian vô cảm
Thời gian khởi phát mất cảm giác đau
T12
(Min ÷ Max)
169,2 ± 6,7
160 ÷ 182
1,7 ± 0,95
(1÷ 3)
T10
(Min ÷ Max)
125,4 ± 7
112 ÷ 141
3,1 ± 0,05
(3 ÷ 4)
T6
(Min ÷ Max)
85 ± 10,4
65 ÷ 100
5,6 ± 0,05
(6 ÷ 6)
Tại mức T12, thời gian vô cảm là 169,2; mức T10 thời gian vô cảm 125,4 và mức T6 thời gian vô cảm là 85.Tại mức T12 thời gian khởi phát cảm giác đau là 1,7 phút; tại mức T10 thời gian khởi phát mất cảm giác đau là 3,1 phút và tại T6 thời gian khởi phát mất cảm giác đau là 5,6 phút.
3.2.2. Kết quả ức chế vận động:
Bảng 3: Kết quà ức chế vận động

Mức độ Thời gian ức chế vận động
Thời gian phục hồi vận động
M1
(Min ÷ Max)
3 ± 0,35
(3 ÷ 4)
163,9 ± 4,2
(155 ÷ 170)
M2
(Min ÷ Max)
4,3 ± 0,25
(4 ÷ 5)
142,6 ± 8,5
(120 ÷ 149)
M3
(Min ÷ Max)
6,1 ± 0,2
(6 ÷ 7)
127,9 ± 1,8
(125 ÷ 131)
M4
(Min ÷ Max)
7,6 ± 0,23
(8 ÷ 8)
90,4 ± 0,5
(90 ÷ 91)
Tại mức M1  thời gian ức chế vận động là 3 phút; tại mức M2  thời gian ức chế vận động là 4,3 phút; tại mức M3  thời gian ức chế vận động là 6,1 phút và tại mức M4  thời gian ức chế vận động  là 7,6 phút.Tại mức M1  thời gian phục hồi vận động là 90,4 phút; tại mức M2  thời gian phục hồi vận động là 127,9 phút; tại mức M3  thời gian phục hồi vận động là142,6 phút; tại mức M4  thời gian phục hồi vận động là 163,9 phút.
ii.Thời gian giảm đau sau mổ
Bảng 4: Thời gian giảm đau sau mổ

Thông số
Thời gian giảm đau sau mổ 112 ± 11
245 ÷ 140
Thời gian giảm đau sau mổ trung bình là 112 phút.

3.3.         ẢNH HƯỞNG LÊN HÔ HẤP:

Bảng 5: Ảnh hưởng lên hô hấp

Trước và sau gây tê tần số thở không có sự thay đổi đáng kể và hằng định trong giới hạn bình thường.Độ bão hòa Oxy luôn ổn định ở mức 99,6% - 99,8% từ đầu đến cuối cuộc mổ.

3.4.         ẢNH HƯỞNG LÊN HUYẾT ĐỘNG:

Bảng 6: Ảnh hưởng lên huyết động

Tần số tim tăng nhẹ sau khi gây tê và duy trì ở mức hằng định trong giới hạn bình thường.Huyết áp tâm thu giảm nhẹ sau khi gây tê sau đó tăng trở lại và duy trì ở mức hằng định trong giới hạn bình thường.Huyết áp tâm trương giảm nhẹ sau khi gây tê sau đó tăng trở lại và duy trì ở mức hằng định trong giới hạn bình thường.Huyết áp trung bình giảm nhẹ sau khi gây tê sau đó tăng trở lại và duy trì ở mức hằng định trong giới hạn bình thường.
Bảng 7: Lượng thuốc và dịch truyền sử dụng:

Lượng thuốc và dịch truyền sử dụng
Lượng dịch truyền (ml) 966,6 ± 127,8
Liều Epherine 20 ± 5,16
Liều Atropin 0
Lượng dịch truyền cần dùng sau khi gây tê tủy sống  là 996,6 ml và lượng thuốc vận mạch cần dùng sau khi gây tê tủy sống là 20mg.

3.5. CÁC TAI BIẾN CỦA PHƯƠNG PHÁP GTTS:

Các tác dụng phụ thường gặp khi gây tê tủy sống là đau lưng có 3 trường hợp chiếm tỷ lệ 14,3 % và nôn mửa có 2 trường hợp chiếm tỷ lệ 9,5%.

IV.   BÀN LUẬN

4.1. TÁC DỤNG LÊN BỆNH NHÂN VÀ SẢN PHỤ:
4.1.1. Kết quả ức chế cảm giác đau:
4.1.1.1. Thời gian vô cảm:
       
 Kết quả nghiên cứu cho thấy tại mức T12, thời gian vô cảm là 169,2; mức T10 thời gian vô cảm 125,4 và mức T6 thời gian vô cảm là 85. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thế Tùng  (2008) [6] , tại mức T12 thời gian vô cảm là 174,6 phút so với nghiên cứu của chúng tôi thì tại mức T12 thời gian vô cảm là 169,2 phút. Bằng phép kiểm định T, cho thấy giá trị trung bình khác biệt là -5,14 giây với p<0,05. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi có thời gian vô cảm ngắn hơn do nhiên cứu của Nguyễn Thế Tùng  (2008) [6]  khảo sát trên nhóm sản phụ được gây tê tủy sống có phối hợp thêm Fentanyl 0,1mg/1ml. Tuy nhiên thời gian vô cảm của nghiên cứu tôi vẫn đảm bảo cho phẫu thuật.

4.1.1.2. Thời gian khởi phát mất cảm giác đau:
Tại mức T12 thời gian khởi phát cảm giác đau là 1,7 phút; tại mức T10 thời gian khởi phát mất cảm giác đau là 3,1 phút và tại T6 thời gian khởi phát mất cảm giác đau là 5,6 phút. Trong nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Ngọc (2003) [5], thời gian khởi phát mất cảm giác đau tại mức T12 là 2,24 phút. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian khởi phát mất cảm giác đau tại mức T12 là 1,7 phút. Bằng phép kiểm định T cho thấy giá trị trung bình khác biệt là – 0,5 phút với p<0,05 cho thấy sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Ngọc (2003) [5] có thời gian khởi phát mất cảm giác dài hơn nghiên cứu của chúng tôi bời vì nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Ngọc (2003) [5] thực hiện trên bệnh nhân gây tê tủy sống ở tư thế ngồi, sau khi gây tê phải di chuyển tư thế bệnh nhân và trọng lực ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc tê.
4.1.2. Kết quả ức chế vận động:
4.1.2.1. Thời gian khởi phát ức chế vận động:
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, tại mức M1  thời gian ức chế vận động là 3 phút; tại mức M2  thời gian ức chế vận động là 4,3 phút; tại mức M3  thời gian ức chế vận động là 6,1 phút và tại mức M4  thời gian ức chế vận động  là 7,6 phút. Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian khởi phát ức chế vận động là 7,6 phút so với nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Ngọc (2003) [6]thì thời gian khởi phát ức chế vận động là 7,64. Sử dụng phép kiểm định T cho thấy giá trị trung bình khác biệt là – 0,1 phút với p = 0,3  cho thấy sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Ngọc (2003) [6]trên nhóm hai nhóm có và không có sử dụng Fentanyl thì kết quả nghiên cứu của quần thể nghiên cứu của chúng tôi có giá trị tương đồng so với nhóm không sử dụng Fentanyl.
4.1.2.2. Thời gian phục hồi vận động:
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, tại mức M1  thời gian phục hồi vận động là 90,4 phút; tại mức M2  thời gian phục hồi vận động là 127,9 phút; tại mức M3  thời gian phục hồi vận động là142,6 phút; tại mức M4  thời gian phục hồi vận động là 163,9 phút. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng thời gian phục hồi vận động tại M0 là 163,9 phút so với nguyên cứu của Nguyễn Hoàng Ngọc (2003) [5] thời gian phục hồi vận động tại M0 là 165,2 phút. Sử dụng phép kiểm định T cho thấy giá trị trung bình khác biệt là -1,2 phút với p=0,2 sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho giá trị khác biệt không nhiều so với hầu hết các nghiên cứu trước đây và cũng phù hợp với hướng dẫn từ nhà sản xuất Bupivacain.
4.1.3. Thời gian giảm đau sau mổ:
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời gian giảm đau sau mổ 278 phút. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương ứng với kết quả của Nguyễn Hoàng Ngọc (2003) [5] là 116 phút với thời gian này đem lại cảm giác an tâm, dễ chịu, phấn khởi về tinh thần cho bệnh nhân vận động sớm.

4.2.         TAI BIẾN DA GÂY TÊ TỦY SỐNG GÂY RA:

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân nôn mửa chiếm tỷ lệ 9,5%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn hơn các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Ngọc (2003) [6]số bệnh nhân nôn mửa chiếm tỷ lệ 12%, nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Ngọc (2003) [5] là 15%. Hai tác giả trên khảo sát trên nhóm bệnh nhân được gây tê tủy sống với Bupivacain có phối hợp thêm Fentanyl. Tuy nhiên số bệnh nhân đau lưng trong nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu khác chiếm tỷ lệ tương đồng với nhau. Theo Ngô Thế Tùng tỷ lệ bệnh nhân đau lưng sau GTTS là 15%, theo Nguyễn Hoàng Ngọc (2003) [5] tỷ lệ bệnh nhân đau lưng sau GTTS chiếm tỷ lệ 14,4% và nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ này là 14,3%.
V.KẾT LUẬN
-          Hiệu quả vô cảm và giảm đau sau mổ :Thời gian khởi phát mất cảm giác đau là 1 – 6 phút; Thời gian vô cảm 169,2 phút. Thời gian ức chế vận động là 3 – phút; Thời gian phục hồi vận động là 90 -170 phút; Thời gian giảm đau sau mổ 178 phút. Sự thay đổi huyết động và hô hấp không đáng kể.
-          Tai biến do GTTS gây ra là đau lưng và nôn ói.
 
 VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Phạm Đông An, Nguyễn Văn Chừng (2005), “Hiệu quả của gây tê tủy sống bằng hỗn hợp Bupivacain và Fentanyl trong mổ lấy thai”, tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh,9(1), 2005, tr. 51 – 58.
2. Nguyễn Văn Chừng (2012), Gây mê hồi sức cơ bản, NXB Y học, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 145 – 158.
3. Nguyễn Văn Chừng (2011), “Nghiên cứu hiệu quả gây tê tủy sống với Bupivacain phối hợp Morphine trong phẫu thuật nội soi khớp gối”, tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh,15(1), 2011, tr. 354 – 361.
4. Nguyễn Văn Chừng (2004), Gây mê hồi sức, NXB Y học, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 130 – 153.
5. Nguyễn Hoàng Ngọc (2003), “Đánh giá tác dụng gây tê dưới màng nhện bằng Bupivacain liều thấp kết hợp Fentanyl trong mổ lấy thai”, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ y học.
6. Nguyễn Thế Tùng  (2008), “Đánh giá tác dụng gây tê tủy sống bằng Bupivacain kết hợp Fentanyl trong mổ lấy thai”, Luận văn thạc sỹ y học.
7. Cooper DW, Saleh U, Taylor M et all (1999), “Patien-controlled analgesia: epidural fentanyl and I.V.morphine compared after caesarean section”, Bri J Anaesth, 82, pp. 366-70.

Tác giả bài viết: Đinh Thị Mỹ Phương

Nguồn tin: benhvientinhbien.vn