Khảo Sát Kiến Thức, Thực Hành Của Điều Dưỡng-Nữ Hộ Sinh Về Rửa Tay Thường Quy Tại Các Khoa Lâm Sàng BVĐK Tịnh Biên Năm 2015

CN: BS. Lê Thanh Hiệp, TH: CN. Trần Thị Xuân Thùy; CS: ĐD. Châu Văn Đẹp
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rửa tay thường quy là bắt buộc với các nhân viên y tế của mọi khoa, phòng nhằm phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, bảo đảm an toàn cho bệnh nhân, nhân viên y tế và cả cộng đồng; Vì vậy, việc khảo sát vi sinh tay nhân viên y tế trước và sau rửa tay là tiền đề giúp nhân viên y tế tuân thủ rửa tay.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), rửa tay được coi là liều vacxin tự chế, rất đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả về chi phí cũng như có thể cứu sống hàng triệu người. Những năm gần đây, Bộ Y tế đã phát động phong trào vệ sinh bàn tay ở cả bệnh viện và cộng đồng. Theo nhiều báo cáo của các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn trong và ngoài nước thì các bệnh truyền nhiễm đã và đang diễn ra trong cộng đồng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách giữ gìn vệ sinh, trong đó có rửa tay bằng xà phòng. Chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới. Việc rửa tay cũng có thể làm giảm rủi ro nhiễm khuẩn tiêu chảy tới 47%, nhiễm khuẩn đường hô hấp tới 19 - 45% .
Theo kết quả điều tra tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện năm 2013 tại Bệnh viện đa khoa huyện Tịnh Biên cho thấy những trường hợp nhiễm trùng bệnh viện làm tăng thêm 15 ngày điều trị và chi phí điều trị nhiễm trùng bệnh viện cao hơn nhiễm trùng nguyên phát gấp 2 lần, chưa kể những di chứng để lại cho người bệnh.
Qua nghiên cứu của Bác sĩ Lê Thị Kim Hoa về “ khảo sát tỷ lệ tuân thủ và một số yếu tố liên quan vệ sinh tay theo năm thời điểm tại bệnh viện đa khoa huyện tịnh biên năm 2014” đạt tỷ lệ 70.9 %. Tỷ lệ này vẫn còn thấp, điều này cần được quan tâm nhiều hơn vì nó ảnh hưởng đến sự an toàn cho người bệnh đối với vấn đề lây truyền chéo trong bệnh viện. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Khảo sát kiến thức, thực hành của Điều dưỡng, nữ hộ sinh về rửa tay thường quy  tại các khoa lâm sàng của Bệnh viện Đa khoa huyện tịnh biên năm 2015”. Đề tài này có 2 mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ kiến thức, thực hành đúng của Điều dưỡng, nữ hộ sinh  về rửa tay thường quy tại các khoa lâm sàng của Bệnh viện Đa khoa huyện tịnh biên năm 2015.
2.Tìm hiểu một số yếu tố liên quan về đặc điểm chung với kiến thức,  thực hành đúng của Điều dưỡng, nữ hộ sinh  về rửa tay thường quy
  
II. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng: tất cả điều dưỡng – nữ hộ sinh ( ĐD-NHS ) đang làm việc tại các khoa lâm sàng của Bệnh viện Đa khoa huyện tịnh biên năm 2015.
2.1.2. Cở mẫu : Chọn tất cả ĐD-NHS đang công tác tại các khoa lâm sàng trong thời gian nghiên cứu, mỗi ĐD-NHS khảo sát 1 lần.
2.1.3. Tiêu chí chọn mẫu : Tất cả ĐD-NHS trực tiếp làm công tác chăm sóc bao gồm cả nam và nữ .
2.1.4.  Tiêu chí loại trừ: ĐD-NHS đang học tại chức dài hạn và nghĩ hậu sản, tại các khoa lâm sàng, thử việc, ĐD-NHS không đồng ý tham gia.
2.1.5. Phương pháp chọn mẫu: theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả.
2.2.2. Các biến số nghiên cứu : 
2.2.2.1. Khảo sát đặc điễm chung của đối tượng
Tuổi được chia làm 3 nhóm : (< 30t ), (30 – 40t) , (>40t)
- Giới tính: được chia thành 2 nhóm, nam và nữ
- Trình độ chuyên môn : được chia thành 2 nhóm trung học và cao đẳng, đại học.
2.2.2.2. Khảo sát kiến thức và thực hành của đối tượng:
* khảo sát kiến thức: 
Rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh trước và sau khi đụng  chạm vào bệnh nhân:
Đồng ý, không đồng ý
-  Rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh trước và sau thủ thuật xâm lấn :    Đồng ý, không đồng ý
-  Rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh trước khi đi găng và sau khi tháo găng :    Đồng ý, không đồng ý
-. Rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh khi chuyển sang thủ thật chăm sóc khác trên người bệnh :    Đồng ý,  không đồng ý
-  Rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh sau khi giúp người bệnh đi vệ sinh : Đồng ý, không đồng ý
-  Rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh sau khi tiếp xúc với bệnh phẩm, dịch tiết của người bệnh :    Đồng ý,   không đồng ý
- Vệ sinh tay là biện pháp đơn giản nhất, rẻ tiền nhất và hiệu quả nhất trong cong tác chống nhiễm khuẩn : Đồng ý,   không đồng ý
Vệ sinh tay với dung dịch chứa cồn ít tốn thời gian hơn rửa tay với nước và xà phòng : Đồng ý,  không đồng ý
Rửa tay nhanh hiệu quả và dễ tuân thủ hơn rửa tay bằng xà phòng khử khuẩn với nước : Đồng ý,   không đồng ý
 - Rửa tay trước khi tháo bỏ trang phục phòng hộ cá nhân : Đồng ý, không đồng ý.
- Rửa tay góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện: Đồng ý, không đồng ý
* Khảo sát thực hành:
Bảng kiểm 5 thời điểm rửa tay theo Khuyến cáo Tổ chức y tế thế giới WHO ngày 11/11/2006 và Quy trình rửa tay thường quy Ban hành kèm theo công văn số: 751/BYT-ĐTr, ngày 12 tháng 10 năm 2007 của Bộ y tế.
2.2.3. Các yếu tố liên quan : Tìm hiểu một số yếu tố liên quan về đặc điểm chung : tuổi, giới, trình độ chuyên môn so với kiến thức, thực hành đúng của Điều dưỡng, nữ hộ sinh về rửa tay thường quy.
2.3. Thu thập dữ kiện:
 2.3.1. Phương tiện thu thập số liệu: Công cụ thu thập là sử dụng bộ câu hỏi khảo sát kiến thức và quan sát kín đáo thực tế việc thực hiện của ĐD-NHS tại khoa lâm sàng.
2.3.2. Công cụ thu thập dữ kiện: Bảng bộ câu hỏi soạn sẳn gồm 10 câu và 2 bảng kiểm
Đánh giá về kiến thức: 
- Khảo sát  kiến thức bằng bộ câu hỏi soạn sẳn gồm 10 câu:
+ Kiến thức đúng: trả lời đúng từ 8 câu hỏi trong 10 câu khảo sát trở lên.
+ Kiến thức chưa đúng: trả lời sai trên 2 câu hỏi trong 10 câu khảo sát.
Đánh giá về thực hành:
- Quan sát kín đáo thực hành của ĐD-NHS qua phiếu quan sát gồm 2 bảng kiểm  nội dung quy định về  5 thời điểm rửa tay và quy trình rửa tay thường quy.
# Thực hành đúng: tuân thủ đủ 5 thời điểm rửa tay và thực hiện đúng các bước quy trình rửa tay thường quy.
# Thực hành chưa đúng : Bỏ qua 1 trong 5 thời điểm rửa tay và thực hiện không đúng hoặc bỏ bước trong quy trình rửa tay thường quy.
2.3.3. Người thu thập dữ kiện: 02 người
- CN. Trần Thị Xuân Thùy
- ĐD. Châu Văn Đẹp.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu:
- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0  
- Dùng phép kiểm chi bình phương ( chi square test ) : với p = 0,05 và khoảng tin cậy 95%.
2.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: 
- Thời gian nghiên cứu từ ngày 01 tháng 5 năm 2015 đến hết ngày 30 tháng 8 năm 2015.
- Địa điểm : tại các khoa lâm sàng của Bệnh viện Đa khoa huyện Tịnh Biên
2.6. Đạo đức nghiên cứu: 
- Đề tài này không ảnh hưởng đến y đức
- Đối tượng nghiên cứu có quyền từ chối tham gia nghiên cứu.
- Được sự chấp thuận của hội đồng khoa học kỷ thuật BVĐK Tịnh Biên.
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu trên 45 đối tượng là điều dưỡng – nữ hộ sinh chăm sóc người bệnh tại các khoa lâm sàng của Bệnh viện đa khoa huyện Tịnh biên, nhóm nghiên cứu chúng tôi nhận thấy:
3.1. Tỷ lệ ĐD- NHS có kiến thức đúng, thực hành đúng về rửa tay thường quy
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu : tỷ lệ nam là 26.7% thấp hơn nữ là 73.3 %; phân bố theo nhóm tuổi tương đương nhau với nhóm tuổi  <30 chiếm tỷ lệ 24.4%, 30-40 chiếm tỷ lệ 57.8 và >40 chiếm tỷ lệ 17.8%; trình độ học vấn trung học chiếm tỷ lệ 84.4% cao hơn so với cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ 15.6%; phân bố theo khoa, phòng  tỷ lệ ngang nhau trong đó Hồi sức cấp cứu chiếm tỷ lệ 15.6%, Nội chiếm tỷ lệ 15.6 %, Ngoại 13.3%, Sản 20.0%, Nhiễm 8.9% và khoa khám bệnh chiếm tỷ lệ là 17.8%.
3.1.2. Tỷ lệ ĐD – NHS có kiến thức đúng về rửa tay thường quy:
- Rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh trước và sau khi đụng chạm vào bệnh nhân ĐD – NHS trả lời đúng chiếm tỷ lệ 97.8%
-  Rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh trước và sau thủ thuật xâm lấn ĐD - NHS trả lời đúng 91.1%
- Rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh trước khi đi găng và sau khi tháo găng trả lời đúng chiếm tỷ lệ 88.9%
- Rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh khi chuyển sang thủ thật chăm sóc khác trên người bệnh ĐD – NHS trả lời đúng chiếm tỷ lệ 95.6%
- Rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh sau khi giúp người bệnh đi vệ sinh trả lời đúng chiếm tỷ lệ 93.3%
- Rửa tay trước khi tháo bỏ trang phục phòng hộ cá nhân ĐD – NHS trả lời đúng chiếm tỷ lệ 40.0%
- Vệ sinh tay với dung dịch chứa cồn ít tốn thời gian hơn rửa tay với nước và xà phòng ĐD - NHS trả lời đúng chiếm tỷ lệ 86.7%.
- Rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh sau khi tiếp xúc với bệnh phẩm, dịch tiết của người bệnh ĐD - NHS trả lời đúng chiếm tỷ lệ 91.1%
- Vệ sinh tay là biện pháp đơn giản nhất, rẻ tiền nhất và hiệu quả nhất trong công tác chống nhiễm khuẩn ĐD – NHS trả lời đúng chiếm tỷ lệ 97.8%
 Qua thống kê cho thấy tỷ lệ điều dưỡng – nữ hộ sinh có kiến thức đúng về rửa tay thường qui chiếm tỷ lệ cao điều này góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện. Tuy nhiên tỷ lệ điều dưỡng - nữ hộ sinh có kiến thức đúng về rửa tay trước khi tháo bỏ trang phục phòng hộ cá nhân còn thấp 40%, điều này cần được cải thiện nhằm bảo vệ cho chính bản thân của nhân viên y tế.
3.1.3Tỷ lệ về kiến thức chung đúng của ĐD – NHS: ĐD –NHS có kiến thức chung đúng là 84.4%, không đúng chiếm tỷ lệ 15.6%. Tỷ lệ này khá cao, điều này giúp cho nhân viên y tế có ý thức tốt hơn trong việc rửa tay thường qui góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện.
3.1.4. Tỷ lệ ĐD-NHS thực hành tuân thủ theo từng thời điểm:
- Trước khi tiếp xúc: 84.4% cao hơn kết quả nghiên cứu của BS Hoa (BVĐK tịnh biên năm 2014) 49,4%.
- Trước khi làm thủ thuật vô trùng:  95.6% cao hơn kết quả nghiên cứu của BS Hoa (BVĐK tịnh biên năm 2014) 88,4%.
- Sau tiếp xúc với người bệnh: 100% cao hơn kết quả nghiên cứu của BS Hoa (BVĐK tịnh biên năm 2014) 81,5%.
- Sau khi tiếp xúc với dịch tiết tỷ lệ đạt 100% cao hơn kết quả nghiên cứu của BS Hoa (BVĐK tịnh biên năm 2014) 94,4%.
- Sau khi tiếp xúc với môi trường xung quanh người bệnh tỷ lệ 77,8% cao hơn kết quả nghiên cứu của BS Hoa (BVĐK tịnh biên năm 2014) 55,6%
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy tỷ lệ tuân thủ rửa tay theo từng thời điểm của điều dưỡng – nữ hộ sinh tăng hơn so với nghiên cứu của Bác sĩ Hoa năm 2014, điều này giúp cải thiện sự lây truyền, nhiễm khuẩn trong bệnh viện.
3.1.5.Tỷ lệ về thực hành chung đúng của ĐD - NHS: đạt 73.3%, cao hơn kết quả nghiên cứu của BS Hoa (BVĐK tịnh biên năm 2014) 70,9%. Tỷ lệ này có tăng lên nhưng không cao, cần phải cải thiện hơn trong thời gian tới vì nó góp phần rất  lớn trong công tác kiểm soát làm giảm nhiễm trùng bệnh viện.
3.2. Một số yếu tố liên quan với kiến thức đúng, thực hành đúng về rửa tay thường quy.
3.2.1. Liên quan giữa tuổi, giới, trình độ chuyên môn với kiến thức chung đúng:
- Nhóm tuổi < 30 có kiến thức chung đúng cao nhất: 100%  ; nhóm tuổi từ 30 – 40 có kiến thức chung đúng thấp hơn : 88,5%  ; nhóm tuổi > 40 có kiến thức chung đúng thấp nhất: 50%  . 
- Giới nam có kiến thức chung đúng 83.3% tương đương với nữ 84.8% có kiến thức chung đúng
- Trình độ cao đẳng, đại học 100% có kiến thức chung đúng cao hơn trình độ trung học 81.6% có kiến thức chung đúng
3.2.2. Liên quan giữa tuổi, giới, trình độ chuyên môn với thực hành chung đúng:
- Nhóm tuổi < 30 thực hành chung đúng là 72,7%. Nhóm tuổi từ 30 – 40  thực hành chung đúng là 73,1%. Nhóm tuổi > 40 thực hành chung đúng là 75%, các tỷ lệ là tương đương nhau
- Giới nam thực hành chung đúng là 83.3% cao hơn nữ thực hành chung đúng là 69,7%.
- Trình độ cao đẳng, đại học thực hành chung đúng chiếm 85,7% cao hơn trình độ trung học thực hành chung đúng là 71,1%.
Theo thống kê cho thấy tỷ lệ giữa các nhóm tuổi, giới tính, trình độ có kiến thức chung đúng và thực hành chung đúng không có sự khác biệt nhiều, và không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05
IV. KẾT LUẬN
Tỷ lệ điều dưỡng – nữ hộ sinh có kiến thức đúng về rửa tay thường qui chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ điều dưỡng - nữ hộ sinh có kiến thức đúng về rửa tay trước khi tháo bỏ trang phục phòng hộ cá nhân còn thấp.
Điều dưỡng – nữ hộ sinh có kiến thức chung đúng có tỷ lệ 84.4%.
Tỷ lệ về thực hành chung đúng của ĐD – NHS: đạt tỷ lệ đạt 73.3%,.
Mối liên quan giữa nhóm tuổi, giới tính, trình độ với kiến thức chung đúng và thực hành chung đúng về rửa tay thường qui không có sự khác biệt nhiều, và không tìm thấy mối tương 
KIẾN NGHỊ
Từng khoa, phòng cần tăng cường triển khai – giám sát việc rửa tay thường qui trong công tác khám, chữa bệnh.
Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn tăng cường công tác huấn luyện – đào tạo kiến thức, thực hành về rửa tay thường qui cho tập thể cán bộ viên chức.
Bệnh viện cần quan tâm nhiều hơn nữa công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. Khuyến khích nhiều nghiên cứu về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
  
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng bệnh của sinh viên Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nội năm 2010.
2. Nhận thức và thái độ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh KON TUM năm 2012 của Tạ Thị Thành, Nguyễn Thị Thanh Tùng và Cộng sự Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tom
3. “Khảo sát vi sinh trên bàn tay trước và sau khi rửa tay của nhân viên y tế bệnh viện nhi đồng 2 năm 2010” của Nguyễn Thị An, Đỗ Vân Anh, Nguyễn Thị Ánh Hồng.
4. “Khảo sát tỷ lệ tuân thủ và một số yếu tố lien quan vệ sinh tay theo năm thời điểm tại bệnh viện đa khoa huyện tịnh biên năm 2014” của Lê Kim Hoa.
5. Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
6. Quy trình rửa tay thường quy (Ban hành kèm theo công văn số: 751/BYT-ĐTr, ngày 12 tháng 10 năm 2007).

Tác giả bài viết: Đinh Thị Mỹ Phương

Nguồn tin: benhvientinhbien.vn