CN: Huỳnh Văn Su, NTH: Huỳnh Ngọc Phượng, CS: Nguyễn Thị Kim Duyên, Trần Thị Tuyết Hằng
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm HIV/AIDS được xem là đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàn cầu, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa và trật tự và an toàn xã hội, đe dọa sự phát triển bềnh vững của đất nước.Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện năm 1990 tính đến ngày 30/9/2014, toàn quốc hiện có 224.223 trường hợp hiện nhiễm HIV(trong đó 69.617 đã chuyển sang giai đoạn AIDS) và đã có 70.734 trường hợp tử vong. Tính 30/9/2014, có 88.800 bệnh nhân đang điều trị ARV(84.375 bệnh nhân người lớn và 4.425 trẻ em).
Việc điều trị thuốc kháng vi rút giúp cải thiện về mặt vi rút học, miễn dịch học cũng như lâm sàng của bệnh nhân. Sự thành công của việc điều trị thuốc ARV phụ thuộc phần lớn vào sự tuân thủ điều trị. Ở Việt Nam, chương trình khám và điều trị thuốc ARV bắt đầu triển khai mở rộng từ năm 2006, tại Tịnh Biên chương trình sử dụng thuốc ARV(với sự kết hợp 3 loại thuốc trong mỗi phác đồ) được đưa vào điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS đủ tiêu chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2009, được triển khai vào năm 2008 cho đến nay đã có 1136 bệnh nhân, đang quản lý 615 tại phòng khám, trong đó có 562 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS được điều trị ARV. Liệu pháp điều trị ARV đã giúp bệnh nhân HIV/AIDS nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, giảm tử vong, giảm đáng kể mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và giảm lây truyền HIV cho người khác. Tuy nhiên, điều trị ARV là liệu pháp điều trị lâu dài và suốt đời, đòi hỏi người bệnh phải được tư vấn trước và trong suốt quá trình điều trị. Trong những năm gần đây hiện tượng vi rút HIV kháng thuốc điều trị ARV đang tăng lên trên toàn cầu. Tại phòng khám ngoại trú Tịnh Biên bắt đầu có xuất hiện một vài trường hợp kháng thuốc với phác đồ điều trị ARV bậc 1 và đã chuyển sang phác đồ ARV bậc 2. Nhiều bệnh nhân đã lơ là trong quá trình điều trị, không đến tái khám theo lịch mà nhờ người thân hoặc bạn bè lãnh thuốc dùm, một số bệnh nhân đi làm ăn xa, một số bệnh nhân sử dụng các chất gây nghiện; các chất kích thích làm ảnh hưởng đến quá trình tuân thủ điều trị ARV.
Tình trạng này nếu diễn ra thường xuyên thì tình hình vi rút HIV kháng thuốc ARV sẽ không tránh khỏi. Để nâng cao hiệu quả của việc điều trị, chúng ta cần biết mức độ tuân thủ điều trị thuốc ARV trên những bệnh nhân này như thế nào, kiến thức về AVR như thế nào.Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để:“Khảo sát kiến thức, thực hành về tuân thủ điều trị ARV trên bệnh nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú Tịnh Biên năm 2015”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
- Khảo sát kiến thức, thực hành về tuân thủ điều trị ARV trên bệnh nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú Tịnh Biên năm 2015.
- Tìm các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV trên bệnh nhân HIV/AIDS.
II.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.Đối tượng nghiên cứu:
1.1. Đối tượng:
- Người nhiễm HIV/AIDS đang được điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Tịnh Biên năm 2015.
1.2. Cỡ mẫu:
*Cở mẫu được tính theo công thức:
n = Z21-α/2.
- Z = 1,96 với α = 0,05 (khoảng tin cậy 95% của tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV)
- P: tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV chọn 67% (dựa theo kết quả nghiên cứu của tác giả Hà Thị Minh Đức và Lê Vinh năm 2009 tại Quận 10 -TPHCM).
- n : cở mẫu
- Chọn 5% là sai số mong muốn thế vào công thức trên ta có được:
n = 1,96 2. = 339
→ n = 339
1.3.Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Tất cả bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Tịnh Biên năm 2015.
1.4.Tiêu chuẩn loại trừ:
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu
- Trẻ em < 16 tuổi.
1.5. Phương pháp chọn mẫu: theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
2.Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu mô tả cắt cắt ngang.
2.1.Phương pháp thu thập thông tin:
- Sử dụng câu hỏi phát phỏng vấn trực tiếp người bệnh đến tái khám và nhận thuốc ARV phòng khám ngoại trú Tịnh Biên.
2.2. Xử lý số liệu:
- Xử lý số liệu: dùng phần mềm SPSS 22.0
- Dùng phương pháp kiểm định chi bình phương được sử dụng để so sánh các tỷ lệ.
2.3.Thời gian nghiên cứu:
- Từ ngày 04/5/2015 đến 30/8/2015, tại Phòng khám ngoại trú Tịnh Biên -BVĐK Tịnh Biên.
2.4.Đạo đức trong nghiên cứu:
Chúng tôi cam kết tiến hành nghiên cứu với tinh thần trung thực,đảm bảo bí mật các thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu.
III.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1.Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu:
*Nhận xét: Tỷ lệ nam tương đương với nữ ( 49,6% và 50,4%); nhóm tuổi chiếm ưu thế 30-40(57,9%), trên 40(27,5%) và < 30(14,6%); ngoài huyện chiếm 69,4% và trong huyện 30,6%.
Bảng 3.2.Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu:( tiếp theo)
*Nhận xét: Dân tộc kinh chiếm đa số(94,8%), kh’mer chiếm 4,6% còn lại khác.Trình độ học vấn đa số bậc tiểu học(42,1%) và trung học cơ sở(32,5%).Tình trạng hôn nhân hiện đang sống vợ/chồng(59,8%),kế tiếp góa(16%), chưa lập gia đình(16,6%) và ly dị/ly thân(9,6%). Nghề nghiệp chủ yếu nghề tự do(58,5%) kế đến kinh doanh hoặc mua bán. Tỷ lệ nghèo chiếm (12%), cận nghèo (7,3%)và không nghèo(80,6%).
Bảng 3.3.Kiến thức về điều trị ARV của đối tượng nghiên cứu:
*Nhận xét:Người bệnh biết ARV là thuốc kháng virus chiếm( 98,1%); Biết điều trị ARV là điều trị suốt đời chiếm (93,5%);nhận thức đúng về ARV làm giảm sự nhân lên của virus giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể (98,5%);nhận thức đúng về ARV không chửa khỏi bệnh(93,5%);nhân thức đúng về ARV phòng được lây nhiễm HIV cho cộng đồng(93,5%);nhận thức đúng ARV có tác dụng phụ (98,1%);Biết được điều trị ARV phối hợp ít nhất có 3 thuốc(69,0%), không biết chiếm (31,0%).
Bảng 3.4.Kiến thức chung đúng về điều trị ARV:
*Nhận xét: Sau khi chấm điểm cho từng câu trả lời và tổng hợp lại thành điểm kiến thức chung đúng về điều trị ARV: Đạt(89,8%), không đạt(10,2%).
Bảng 3.5. Kiến thức thực hành về tuân thủ điều trị ARV:
*Nhận xét: Người bệnh uống thuốc đúng giờ(81,9%),không đúng giờ(18,1%);đúng cách(99,6%);đúng liều (94,4%);đúng thuốc(99,6%);liên tục trên 95% chiếm (98,5%); tái khám lâm sàng đúng hẹn (95%);tái khám xét nghiệm đúng hẹn(98,8%).
Bảng 3.6. Kiến thức thực hành về tuân thủ điều trị ARV(tiếp theo):
*Nhận xét:Xử trí đúng khi quên uống thuốc(95,4%); xử trí tác dụng phụ của thuốc tự xử trí(95,8%), báo cán bộ y tế (3,5%),còn lại không biết; đa số người bệnh có phương tiện hỗ trợ (96%).
Bảng 3.7.Tỷ lệ tuân thủ về điều trị ARV:
*Nhận xét:Tỷ lệ tuân thủ về điều trị chiếm (94,2%)
Bảng 3.8.Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều điều trị ARV:
*Nhận xét: Người bệnh có sử dụng chất kích thích khá cao(56,7%); sử dụng chất gây nghiện chiếm (10,2%); đủ chế độ dinh dưỡng(99,2%) ; sống tích cực chiếm(99,8%); tập huấn trước điều trị dưới 3 buổi chiếm (74,6%),từ 3 buổi trở lên chiếm (25,4%) ;có người hỗ trợ (99,6%) ; giai đoạn lâm sàng hiện tại giai đoạn 1 chiếm(99,6%) còn lại giai đoạn 3(0,4%).
Bảng 3.9.Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều điều trị ARV:
*Nhận xét:
- Đối tượng có kiến thức chung về điều trị ARV đạt thì tuân thủ điều trị tốt chiếm 90,5% so với không đạt chiếm 9,5%( p<0,05) có ý nghĩa thống kê.
-Đối tượng xử trí đúng khi quên thuốc chiếm 96,5% so với đối tượng xử trí sai (3,5%)(p<0,05) có ý nghĩa thống kê.
-Đối tượng có sử dụng chất kích thích tuân thủ không tốt đạt so với không sử dụng chất kích thích (p<0,05) có ý nghĩa thống kê.
-Đối tượng sử dụng chất gây nghiện tuân thủ tốt(9,5%) so với đối tượng không sử chất gây nghiện(90,5%) (p<0,05) có ý nghĩa thống kê.
-Không có sự liên quan giữa các yếu tố: giới tính; địa chỉ,sử dụng phương tiện hỗ trợ, tập huấn tuân thủ điều trị với tỷ lệ tuân thủ điều trị (p>0,05).
IV.BÀN LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu thấy: Nam tương đương với nữ (49,6% so với 50,4%).Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ chủ yếu từ 30-40(57,9%).Dân tộc kinh chiếm đa số(94,8%), kh’mer chiếm 4,6% còn lại khác.Trình độ học vấn đa số bậc tiểu học(42,1%) và trung học cơ sở(32,5%).Tình trạng hôn nhân hiện đang sống vợ/chồng(59,8%), góa(16%), chưa lập gia đình(16,6%) và ly dị/ly thân(9,6%). Nghề nghiệp chủ yếu nghề tự do(58,5%) kế đến kinh doanh hoặc mua bán.Tỷ lệ nghèo chiếm (12%), cận nghèo (7,3%) và không nghèo (80,6%). Trong huyện (30,6%) thấp hơn ngoài huyện (69,4%).
Phần lớn các đối tượng biết ARV là thuốc kháng virus chiếm( 98,1%); Biết điều trị ARV là điều trị suốt đời chiếm (93,5%);nhận thức đúng về ARV làm giảm sự nhân lên của virus giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể (98,5%);nhận thức đúng về ARV không chửa khỏi bệnh(93,5%);nhân thức đúng về ARV phòng được lây nhiễm HIV cho cộng đồng(93,5%);nhận thức đúng ARV có tác dụng phụ (98,1%);Biết được điều trị ARV phối hợp ít nhất có 3 thuốc còn thấp(69,0%), không biết chiếm (31,0%).Tỷ lệ kiến thức chung đúng về điều trị ARV(89,8%) kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Tạ thị Lan Hương – Tỉnh Ninh Bình(70,9%); cao hơn so với một nghiên cứu kiến thức thực hành về tuân thủ điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Quận 10 - Thành Phố Hồ Chí Minh thì tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về tuân thủ điều trị ARV là 69%.
Đa số các đối tượng uống thuốc đúng giờ (81,9%);đúng cách(99,6%);đúng liều (94,4%);đúng thuốc(99,6%);liên tục trên 95% chiếm (98,5%); tái khám lâm sàng đúng hẹn (95%);tái khám xét nghiệm đúng hẹn(98,8%).Đối tượng có sử dụng chất kích thích khá cao(56,7%); sử dụng chất gây nghiện chiếm (10,2%); đủ chế độ dinh dưỡng(99,2%); sống tích cực chiếm(99,8%); tập huấn trước điều trị dưới 3 buổi chiếm (74,6%),từ 3 buổi trở lên chiếm (25,4%) ;có người hỗ trợ (99,6%) ; giai đoạn lâm sàng hiện tại giai đoạn 1 chiếm(99,6%) còn lại giai đoạn 3(0,4%).Tỷ lệ tuân thủ tốt về điều trị ARV chiếm (94,2%)cao hơn so với nghiên cứu một nghiên cứu về kiến thức thực hành về tuân thủ điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Quận 10-Thành Phố Hồ Chí Minh thì tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV tốt là 67%. Nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú - Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng của tác giả Phan Văn Điền có 89,7% bệnh nhân tuân thủ tốt trong quá trình điều trị ARV.
Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy đối tượng có kiến thức chung về điều trị ARV đạt thì tuân thủ điều trị tốt chiếm 90,5% so với không đạt chiếm 9,5%:( p<0,05) có ý nghĩa thống kê.Đối tượng xử trí đúng khi quên thuốc chiếm 96,5% so với đối tượng xử trí sai (3,5%)(p<0,05) có ý nghĩa thống kê. Đối tượng có sử dụng chất kích thích tuân thủ không tốt đạt so với không sử dụng chất kích thích (p<0,05) có ý nghĩa thống kê.Đối tượng sử dụng chất gây nghiện tuân thủ tốt(9,5%) so với đối tượng không sử chất gây nghiện(90,5%) (p<0,05) có ý nghĩa thống kê.Nghiên cứu thấy không có sự liên quan giữa các yếu tố: giới tính; địa chỉ,sử dụng phương tiện hỗ trợ, tập huấn tuân thủ điều trị với tỷ lệ tuân thủ điều trị (p>0,05).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên bệnh nhân HIV/AIDS đang tham gia điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Tịnh Biên năm 2015, chúng tôi có kết quả như sau:
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về điều trị ARV khá cao: 98,1% biết được thuốc ARV là thuốc kháng virus HIV; 93,5% Biết được ARV là điều trị suốt đời; 98,5% biết được ARV làm giảm sự nhân lên của virus; 93,5% biết được ARV không chữa khỏi bệnh; 93,5% biết được điều trị ARV phòng được lây nhiễm HIV cho cộng đồng; 98,1% biết được ARV có tác dụng phụ; 69,0% biết được phác đồ điều trị ARV phối hợp ít nhất có 3 thuốc.Tỷ lệ đối tượng có kiến thức chung đúng về điều trị ARV là 89,8%.
Tỷ lệ kiến thức thực hành về tuân thủ điều trị: 81,9% uống thuốc đúng giờ; 99,6% uống thuốc đúng cách; 94,4% uống thuốc đúng liều; 99,6% uống thuốc đúng thuốc; 95% tái khám đúng hẹn và 94,2% đối tượng tuân thủ tốt điều trị ARV.
Đối tượng có kiến thức chung đúng về điều trị ARV đạt thì tuân thủ tốt 90,5% so với không đạt (p<0,05); đối tượng xử trí khi quên thuốc đúng tỷ lệ tuân thủ tốt hơn (96,5%) so với đối tượng xử trí sai(3,5%)(p<0,05); đối tượng có sử dụng chất kích thích( rượu, bia, thuốc lá) tỷ lệ tuân thủ chỉ đạt 54,9%(p<0,05); đối tượng có sử dụng chất gây nghiện tuân thủ điều trị đạt (9,5%) (p<0,05).
Tài liệu tham khảo
-Nguyễn Hữu Chí ( 2012), Chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS, NXB Y Học, tr.15-49.
-Nguyễn Hữu Chí(2008), Bệnh Truyền Nhiễm, NXB Y Học, TPHCM, tr.294-323.
-Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS ( ban hành kèm theo Quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế), NXB Y Học, Hà Nội.
-Bộ Y tế(2011), Quyết định sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà Nội.
-Bộ Y tế(2015), Hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS( ban hành kèm theo quyết định số 3047/QĐ-BYT ngày 22/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế), Hà Nội.
-Bộ Y tế (2010), Kết quả ban đầu về chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và cảnh báo sớm HIV kháng thuốc khu vực phí Nam, Hội nghị triển khai thu thập các chỉ số cảnh báo sớm kháng thuốc 2010, chủ biên, TPHCM.
-Trương Hữu Khanh và cộng sự (2009), “Đánh giá tình hình tuân thủ điều trị thuốc kháng Retrovirus ở bệnh nhi nhiễm HIV/AIDS”, Tạp chí y học TPHCM, Tập 13- số 1.
-Tạ Thị Lan Hương và cộng sự (2012), “Đặc điểm và thực trạng kiến thức về điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS tại các phòng khám ngoại trú tỉnh Ninh Bình”, Tạp chí y - dược quân sự số 4-2014.
-Phan Văn Điền và cộng sự ( 2014 ), Đánh giá kết quả điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng, Hội nghị Khoa học kỹ thuật năm 2014 của Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng.
-Đỗ Thị Nhàn (2014), Nghiên cứu tình trạng HIV kháng thuốc trên bệnh nhân đang được quản lý điều trị ARV phác đồ bậc 1 tại một số Tỉnh, Luận án tiến sỹ y tế công cộng, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương, Hà Nội.
-Nguyễn Thị Thu Trang(2010), Sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan của người nhiễm HIV/AIDS tại các phòng khám ngoại trú ở Thanh Hóa năm 2010, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Trường đại học y tế công cộng, Hà Nội.
Nhiễm HIV/AIDS được xem là đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàn cầu, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa và trật tự và an toàn xã hội, đe dọa sự phát triển bềnh vững của đất nước.Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện năm 1990 tính đến ngày 30/9/2014, toàn quốc hiện có 224.223 trường hợp hiện nhiễm HIV(trong đó 69.617 đã chuyển sang giai đoạn AIDS) và đã có 70.734 trường hợp tử vong. Tính 30/9/2014, có 88.800 bệnh nhân đang điều trị ARV(84.375 bệnh nhân người lớn và 4.425 trẻ em).
Việc điều trị thuốc kháng vi rút giúp cải thiện về mặt vi rút học, miễn dịch học cũng như lâm sàng của bệnh nhân. Sự thành công của việc điều trị thuốc ARV phụ thuộc phần lớn vào sự tuân thủ điều trị. Ở Việt Nam, chương trình khám và điều trị thuốc ARV bắt đầu triển khai mở rộng từ năm 2006, tại Tịnh Biên chương trình sử dụng thuốc ARV(với sự kết hợp 3 loại thuốc trong mỗi phác đồ) được đưa vào điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS đủ tiêu chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2009, được triển khai vào năm 2008 cho đến nay đã có 1136 bệnh nhân, đang quản lý 615 tại phòng khám, trong đó có 562 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS được điều trị ARV. Liệu pháp điều trị ARV đã giúp bệnh nhân HIV/AIDS nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, giảm tử vong, giảm đáng kể mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và giảm lây truyền HIV cho người khác. Tuy nhiên, điều trị ARV là liệu pháp điều trị lâu dài và suốt đời, đòi hỏi người bệnh phải được tư vấn trước và trong suốt quá trình điều trị. Trong những năm gần đây hiện tượng vi rút HIV kháng thuốc điều trị ARV đang tăng lên trên toàn cầu. Tại phòng khám ngoại trú Tịnh Biên bắt đầu có xuất hiện một vài trường hợp kháng thuốc với phác đồ điều trị ARV bậc 1 và đã chuyển sang phác đồ ARV bậc 2. Nhiều bệnh nhân đã lơ là trong quá trình điều trị, không đến tái khám theo lịch mà nhờ người thân hoặc bạn bè lãnh thuốc dùm, một số bệnh nhân đi làm ăn xa, một số bệnh nhân sử dụng các chất gây nghiện; các chất kích thích làm ảnh hưởng đến quá trình tuân thủ điều trị ARV.
Tình trạng này nếu diễn ra thường xuyên thì tình hình vi rút HIV kháng thuốc ARV sẽ không tránh khỏi. Để nâng cao hiệu quả của việc điều trị, chúng ta cần biết mức độ tuân thủ điều trị thuốc ARV trên những bệnh nhân này như thế nào, kiến thức về AVR như thế nào.Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để:“Khảo sát kiến thức, thực hành về tuân thủ điều trị ARV trên bệnh nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú Tịnh Biên năm 2015”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
- Khảo sát kiến thức, thực hành về tuân thủ điều trị ARV trên bệnh nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú Tịnh Biên năm 2015.
- Tìm các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV trên bệnh nhân HIV/AIDS.
II.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.Đối tượng nghiên cứu:
1.1. Đối tượng:
- Người nhiễm HIV/AIDS đang được điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Tịnh Biên năm 2015.
1.2. Cỡ mẫu:
*Cở mẫu được tính theo công thức:
n = Z21-α/2.
- Z = 1,96 với α = 0,05 (khoảng tin cậy 95% của tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV)
- P: tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV chọn 67% (dựa theo kết quả nghiên cứu của tác giả Hà Thị Minh Đức và Lê Vinh năm 2009 tại Quận 10 -TPHCM).
- n : cở mẫu
- Chọn 5% là sai số mong muốn thế vào công thức trên ta có được:
n = 1,96 2. = 339
→ n = 339
1.3.Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Tất cả bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Tịnh Biên năm 2015.
1.4.Tiêu chuẩn loại trừ:
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu
- Trẻ em < 16 tuổi.
1.5. Phương pháp chọn mẫu: theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
2.Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu mô tả cắt cắt ngang.
2.1.Phương pháp thu thập thông tin:
- Sử dụng câu hỏi phát phỏng vấn trực tiếp người bệnh đến tái khám và nhận thuốc ARV phòng khám ngoại trú Tịnh Biên.
2.2. Xử lý số liệu:
- Xử lý số liệu: dùng phần mềm SPSS 22.0
- Dùng phương pháp kiểm định chi bình phương được sử dụng để so sánh các tỷ lệ.
2.3.Thời gian nghiên cứu:
- Từ ngày 04/5/2015 đến 30/8/2015, tại Phòng khám ngoại trú Tịnh Biên -BVĐK Tịnh Biên.
2.4.Đạo đức trong nghiên cứu:
Chúng tôi cam kết tiến hành nghiên cứu với tinh thần trung thực,đảm bảo bí mật các thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu.
III.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1.Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu:
N=480 | Tỷ lệ% | |
Giới tính | ||
Nam | 238 | 49,6 |
Nữ | 242 | 50,4 |
Nhóm tuổi | ||
< 30 | 70 | 14,6 |
30-40 | 278 | 57,9 |
>40 | 132 | 27,5 |
Địa chỉ | ||
Trong huyện | 147 | 30,6 |
Ngoài huyện | 333 | 69,4 |
Tổng cộng | 480 | 100% |
*Nhận xét: Tỷ lệ nam tương đương với nữ ( 49,6% và 50,4%); nhóm tuổi chiếm ưu thế 30-40(57,9%), trên 40(27,5%) và < 30(14,6%); ngoài huyện chiếm 69,4% và trong huyện 30,6%.
Bảng 3.2.Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu:( tiếp theo)
N=480 | Tỷ lệ% | |
Dân tộc | ||
Kinh | 455 | 94,8 |
Kh’mer | 22 | 4,6 |
Khác | 03 | 0,6 |
Trình độ học vấn | ||
Mù chữ | 41 | 8,5 |
Tiểu học | 202 | 42,1 |
Trung học cơ sở | 156 | 32,5 |
Phổ thông trung học | 73 | 15,2 |
Trung cấp/cao đẳng/đại học | 08 | 1,7 |
Nghề nghiệp | ||
Nông dân | 44 | 09,2 |
Công nhân | 21 | 04,4 |
Buôn bán/kinh doanh | 118 | 24,6 |
Lái xe | 16 | 03,3 |
Nghề tự do | 281 | 58,5 |
Kinh tế gia đình | ||
Nghèo | 58 | 12,1 |
Cận nghèo | 35 | 07,3 |
Không nghèo | 387 | 80,6 |
Tình trạng hôn nhân | ||
Chưa lập gia đình | 70 | 14,6 |
Đang sống vợ/chồng | 287 | 59,8 |
Ly dị/ly thân | 46 | 9,6 |
Góa | 77 | 16,0 |
Bảng 3.3.Kiến thức về điều trị ARV của đối tượng nghiên cứu:
n=480 | Tỷ lệ % | |
Điều trị ARV là thuốc kháng virút | ||
Biết | 471 | 98,1 |
Không biết | 09 | 01,9 |
Điều trị ARV là điều trị suốt đời | ||
Biết | 449 | 93,5 |
Không biết | 31 | 06,5 |
ARV làm giảm sự nhân lên của virút giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể | ||
Đúng | 473 | 98,5 |
Không đúng | 07 | 01,5 |
ARV không chữa khỏi bệnh | ||
Đúng | 449 | 93,5 |
Không đúng | 31 | 06,5 |
ARV phòng được lây nhiễm HIV cho cộng đồng | ||
Đúng | 449 | 93,5 |
Không đúng | 31 | 06,5 |
ARV có tác dụng phụ | ||
Đúng | 471 | 98,1 |
Không đúng | 09 | 01,9 |
Phát đồ điều trị ARV phối hợp ít nhất có 3 thuốc | ||
Biết | 331 | 69,0 |
Không biết | 149 | 31,0 |
Bảng 3.4.Kiến thức chung đúng về điều trị ARV:
Kiến thức chung đúng về điều trị ARV | Số lượng | Tỷ lệ% |
Đạt | 431 | 89,8% |
Không đạt | 49 | 10,2% |
Tổng cộng | 480 | 100% |
N=480 | Tỷ lệ% |
Bảng 3.5. Kiến thức thực hành về tuân thủ điều trị ARV:
n=480 | Tỷ lệ % | |
Uống thuốc | ||
Đúng giờ | 393 | 81,9 |
Không đúng giờ | 87 | 18,1 |
Đúng cách | 478 | 99,6 |
Không đúng cách | 02 | 0,4 |
Đúng liều | 453 | 94,4 |
Không đúng liều | 27 | 05,6 |
Đúng thuốc | 478 | 99,6 |
Không đúng thuốc | 02 | 0,4 |
Liên tục>95% | 473 | 98,5 |
Không liên tục <95% | 07 | 01,5 |
Tái khám lâm sàng | ||
Đúng hẹn | 456 | 95,0 |
Không đúng hẹn | 24 | 05,0 |
Tái khám xét nghiệm | ||
Đúng hẹn | 474 | 98,8 |
Không đúng hẹn | 06 | 01,2 |
Bảng 3.6. Kiến thức thực hành về tuân thủ điều trị ARV(tiếp theo):
N=480 | Tỷ lệ % | |
Xử trí khi quên uống thuốc | ||
Xử trí đúng | 458 | 95,4 |
Xử trí sai | 22 | 04,6 |
Xử trí tác dụng phụ của thuốc | ||
Báo cán bộ y tế | 17 | 03,5 |
Tự xử trí | 460 | 95,8 |
Không biết | 03 | 0,6 |
Sử dụng phương tiện hỗ trợ | ||
Có | 461 | 96,0 |
Không có | 19 | 04,0 |
Bảng 3.7.Tỷ lệ tuân thủ về điều trị ARV:
Tỷ lệ tuân thủ điều trị | N=480 | Tỷ lệ% |
Tuân thủ tốt | 452 | 94,2 |
Không tuân thủ tốt | 28 | 05,8 |
Tổng cộng | 480 | 100% |
Bảng 3.8.Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều điều trị ARV:
N=480 | Tỷ lệ % | |
Sử dụng chất kích thích( rượu,bia,thuốc lá) | ||
Có | 272 | 56,7 |
Không có | 208 | 43,3 |
Sử dụng chất gây nghiện(ma túy) | ||
Có | 49 | 10,2 |
Không có | 431 | 89,8 |
Tập huấn trước điều trị | ||
<3 buổi | 358 | 74,6 |
≥ 3 buổi | 122 | 25,4 |
Người hỗ trợ | ||
Có | 476 | 99,2 |
Không có | 04 | 0,8 |
Giai đoạn lâm sàng theo WHO tại thời điểm hiện tại | ||
Giai đoạn lâm sàng 1 | 478 | 99,6 |
Giai đoạn lâm sàng 2 | 00 | 0,0 |
Giai đoạn lâm sàng 3 | 02 | 0,4 |
Giai đoạn lâm sàng 4 | 00 | 0,0 |
*Nhận xét: Người bệnh có sử dụng chất kích thích khá cao(56,7%); sử dụng chất gây nghiện chiếm (10,2%); đủ chế độ dinh dưỡng(99,2%) ; sống tích cực chiếm(99,8%); tập huấn trước điều trị dưới 3 buổi chiếm (74,6%),từ 3 buổi trở lên chiếm (25,4%) ;có người hỗ trợ (99,6%) ; giai đoạn lâm sàng hiện tại giai đoạn 1 chiếm(99,6%) còn lại giai đoạn 3(0,4%).
Bảng 3.9.Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều điều trị ARV:
Tuân thủ điều trị | OR(KTC:95%) |
p |
|||
Đạt (n=452)(%) |
Không đạt(n=28)(%) | ||||
Giới tính | |||||
Nam | 224(49,6) | 14(50,0) | 0,982(0,458-2,108) | p>0,05 | |
Nữ | 228(50,4) | 14(50,0) | |||
Địa chỉ | |||||
Trong huyện | 140(31,0) | 07(25,0) | 1,346(0,559-3,240) | p>0,05 | |
Ngoài huyện | 312(69,0) | 21(75,0) | |||
Kiến thức chung về điều trị ARV | |||||
Đạt | 409(90,5) | 22(78,6) | 2,594(0,997-6,747) | P<0,05 | |
Không đạt | 43(9,5) | 06(21,4) | |||
Xử trí khi quên thuốc | |||||
Xử trí đúng | 346(96,5) | 22(78,6) | 7,432(2,650-20,846) | P<0,05 | |
Xử trí sai | 16(3,5) | 06(21,4) | |||
Sử dụng phương tiện hỗ trợ | |||||
Có | 435(96,2) | 26(92,9) | 1,968(0,432-8,979) | p>0,05 | |
Không có | 17(3,8) | 02(7,1) | |||
Sử dụng chất kích thích( rượu,bia,thuốc lá) | |||||
Có | 248(54,9) | 24(85,7) | 0,203(0,069-0,593) | P<0,05 | |
Không có | 204(45,1) | 04(14,3) | |||
Sử dụng chất gây nghiện(ma túy) | |||||
Có | 43(9,5) | 06(21,4) | 0,385(0,148-1,003) | P<0,05 | |
Không có | 409(90,5) | 22(78,6) | |||
Người hỗ trợ | |||||
Có | 448(99,1) | 28(100) | p>0,05 | ||
Không có | 04(0,9) | 0(0,0) | |||
Tập huấn trước điều trị | |||||
<3 buổi | 335(74,1) | 23(82,1) | 0,622(0,231-1,675) | p>0,05 | |
≥ 3 buổi | 117(25,9) | 05(17,9) | |||
- Đối tượng có kiến thức chung về điều trị ARV đạt thì tuân thủ điều trị tốt chiếm 90,5% so với không đạt chiếm 9,5%( p<0,05) có ý nghĩa thống kê.
-Đối tượng xử trí đúng khi quên thuốc chiếm 96,5% so với đối tượng xử trí sai (3,5%)(p<0,05) có ý nghĩa thống kê.
-Đối tượng có sử dụng chất kích thích tuân thủ không tốt đạt so với không sử dụng chất kích thích (p<0,05) có ý nghĩa thống kê.
-Đối tượng sử dụng chất gây nghiện tuân thủ tốt(9,5%) so với đối tượng không sử chất gây nghiện(90,5%) (p<0,05) có ý nghĩa thống kê.
-Không có sự liên quan giữa các yếu tố: giới tính; địa chỉ,sử dụng phương tiện hỗ trợ, tập huấn tuân thủ điều trị với tỷ lệ tuân thủ điều trị (p>0,05).
IV.BÀN LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu thấy: Nam tương đương với nữ (49,6% so với 50,4%).Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ chủ yếu từ 30-40(57,9%).Dân tộc kinh chiếm đa số(94,8%), kh’mer chiếm 4,6% còn lại khác.Trình độ học vấn đa số bậc tiểu học(42,1%) và trung học cơ sở(32,5%).Tình trạng hôn nhân hiện đang sống vợ/chồng(59,8%), góa(16%), chưa lập gia đình(16,6%) và ly dị/ly thân(9,6%). Nghề nghiệp chủ yếu nghề tự do(58,5%) kế đến kinh doanh hoặc mua bán.Tỷ lệ nghèo chiếm (12%), cận nghèo (7,3%) và không nghèo (80,6%). Trong huyện (30,6%) thấp hơn ngoài huyện (69,4%).
Phần lớn các đối tượng biết ARV là thuốc kháng virus chiếm( 98,1%); Biết điều trị ARV là điều trị suốt đời chiếm (93,5%);nhận thức đúng về ARV làm giảm sự nhân lên của virus giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể (98,5%);nhận thức đúng về ARV không chửa khỏi bệnh(93,5%);nhân thức đúng về ARV phòng được lây nhiễm HIV cho cộng đồng(93,5%);nhận thức đúng ARV có tác dụng phụ (98,1%);Biết được điều trị ARV phối hợp ít nhất có 3 thuốc còn thấp(69,0%), không biết chiếm (31,0%).Tỷ lệ kiến thức chung đúng về điều trị ARV(89,8%) kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Tạ thị Lan Hương – Tỉnh Ninh Bình(70,9%); cao hơn so với một nghiên cứu kiến thức thực hành về tuân thủ điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Quận 10 - Thành Phố Hồ Chí Minh thì tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về tuân thủ điều trị ARV là 69%.
Đa số các đối tượng uống thuốc đúng giờ (81,9%);đúng cách(99,6%);đúng liều (94,4%);đúng thuốc(99,6%);liên tục trên 95% chiếm (98,5%); tái khám lâm sàng đúng hẹn (95%);tái khám xét nghiệm đúng hẹn(98,8%).Đối tượng có sử dụng chất kích thích khá cao(56,7%); sử dụng chất gây nghiện chiếm (10,2%); đủ chế độ dinh dưỡng(99,2%); sống tích cực chiếm(99,8%); tập huấn trước điều trị dưới 3 buổi chiếm (74,6%),từ 3 buổi trở lên chiếm (25,4%) ;có người hỗ trợ (99,6%) ; giai đoạn lâm sàng hiện tại giai đoạn 1 chiếm(99,6%) còn lại giai đoạn 3(0,4%).Tỷ lệ tuân thủ tốt về điều trị ARV chiếm (94,2%)cao hơn so với nghiên cứu một nghiên cứu về kiến thức thực hành về tuân thủ điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Quận 10-Thành Phố Hồ Chí Minh thì tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV tốt là 67%. Nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú - Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng của tác giả Phan Văn Điền có 89,7% bệnh nhân tuân thủ tốt trong quá trình điều trị ARV.
Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy đối tượng có kiến thức chung về điều trị ARV đạt thì tuân thủ điều trị tốt chiếm 90,5% so với không đạt chiếm 9,5%:( p<0,05) có ý nghĩa thống kê.Đối tượng xử trí đúng khi quên thuốc chiếm 96,5% so với đối tượng xử trí sai (3,5%)(p<0,05) có ý nghĩa thống kê. Đối tượng có sử dụng chất kích thích tuân thủ không tốt đạt so với không sử dụng chất kích thích (p<0,05) có ý nghĩa thống kê.Đối tượng sử dụng chất gây nghiện tuân thủ tốt(9,5%) so với đối tượng không sử chất gây nghiện(90,5%) (p<0,05) có ý nghĩa thống kê.Nghiên cứu thấy không có sự liên quan giữa các yếu tố: giới tính; địa chỉ,sử dụng phương tiện hỗ trợ, tập huấn tuân thủ điều trị với tỷ lệ tuân thủ điều trị (p>0,05).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên bệnh nhân HIV/AIDS đang tham gia điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Tịnh Biên năm 2015, chúng tôi có kết quả như sau:
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về điều trị ARV khá cao: 98,1% biết được thuốc ARV là thuốc kháng virus HIV; 93,5% Biết được ARV là điều trị suốt đời; 98,5% biết được ARV làm giảm sự nhân lên của virus; 93,5% biết được ARV không chữa khỏi bệnh; 93,5% biết được điều trị ARV phòng được lây nhiễm HIV cho cộng đồng; 98,1% biết được ARV có tác dụng phụ; 69,0% biết được phác đồ điều trị ARV phối hợp ít nhất có 3 thuốc.Tỷ lệ đối tượng có kiến thức chung đúng về điều trị ARV là 89,8%.
Tỷ lệ kiến thức thực hành về tuân thủ điều trị: 81,9% uống thuốc đúng giờ; 99,6% uống thuốc đúng cách; 94,4% uống thuốc đúng liều; 99,6% uống thuốc đúng thuốc; 95% tái khám đúng hẹn và 94,2% đối tượng tuân thủ tốt điều trị ARV.
Đối tượng có kiến thức chung đúng về điều trị ARV đạt thì tuân thủ tốt 90,5% so với không đạt (p<0,05); đối tượng xử trí khi quên thuốc đúng tỷ lệ tuân thủ tốt hơn (96,5%) so với đối tượng xử trí sai(3,5%)(p<0,05); đối tượng có sử dụng chất kích thích( rượu, bia, thuốc lá) tỷ lệ tuân thủ chỉ đạt 54,9%(p<0,05); đối tượng có sử dụng chất gây nghiện tuân thủ điều trị đạt (9,5%) (p<0,05).
Tài liệu tham khảo
-Nguyễn Hữu Chí ( 2012), Chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS, NXB Y Học, tr.15-49.
-Nguyễn Hữu Chí(2008), Bệnh Truyền Nhiễm, NXB Y Học, TPHCM, tr.294-323.
-Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS ( ban hành kèm theo Quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế), NXB Y Học, Hà Nội.
-Bộ Y tế(2011), Quyết định sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà Nội.
-Bộ Y tế(2015), Hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS( ban hành kèm theo quyết định số 3047/QĐ-BYT ngày 22/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế), Hà Nội.
-Bộ Y tế (2010), Kết quả ban đầu về chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và cảnh báo sớm HIV kháng thuốc khu vực phí Nam, Hội nghị triển khai thu thập các chỉ số cảnh báo sớm kháng thuốc 2010, chủ biên, TPHCM.
-Trương Hữu Khanh và cộng sự (2009), “Đánh giá tình hình tuân thủ điều trị thuốc kháng Retrovirus ở bệnh nhi nhiễm HIV/AIDS”, Tạp chí y học TPHCM, Tập 13- số 1.
-Tạ Thị Lan Hương và cộng sự (2012), “Đặc điểm và thực trạng kiến thức về điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS tại các phòng khám ngoại trú tỉnh Ninh Bình”, Tạp chí y - dược quân sự số 4-2014.
-Phan Văn Điền và cộng sự ( 2014 ), Đánh giá kết quả điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng, Hội nghị Khoa học kỹ thuật năm 2014 của Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng.
-Đỗ Thị Nhàn (2014), Nghiên cứu tình trạng HIV kháng thuốc trên bệnh nhân đang được quản lý điều trị ARV phác đồ bậc 1 tại một số Tỉnh, Luận án tiến sỹ y tế công cộng, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương, Hà Nội.
-Nguyễn Thị Thu Trang(2010), Sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan của người nhiễm HIV/AIDS tại các phòng khám ngoại trú ở Thanh Hóa năm 2010, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Trường đại học y tế công cộng, Hà Nội.
Tác giả bài viết: Đinh Thị Mỹ Phương
Nguồn tin: benhvientinhbien.vn