TÓM TẮT:
Bệnh phụ khoa thông thường là một trong những nhóm bệnh phổ biến ở phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ,để xác định tỷ lệ viêm âm đạo-CTC. Đối tượng nghiên cứu: mô tả cắt ngang với sự tham gia của 350 phụ nữ đã có chồng,tuổi từ 18-55 đã đến khám phụ khoa tại khoa phụ sản BVĐK Tịnh Biên.Tất cả các đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn, khám phụ khoa và xét nghiệm dịch âm đạo-cổ tử cung.Tác nhân gây viêm âm đạo-cổ tử cung chiếm 82% trong đó nhiễm tạp trùng, nấm, nấm+tạp trùng…và các yếu tố liên quan với viêm âm đạo cổ tử cung được xác định khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
Qua thời gian 8 tháng khảo sát chúng tôi đã có 350 trường hợp đủ tiêu chuẩn chọn vào nhóm nghiên cứu: xác định tỷ lệ viêm âm đạo CTC một số yếu liên quan của phụ nữ tuổi 18-55 đến khám tại khoa phụ sản BVĐK Huyện Tịnh Biên.
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Bệnh phụ khoa là bệnh phổ biến do nhiều tác nhân gây nên nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau phụ thuộc và những thời kỳ, giai đoạn của bệnh,
Theo ước tính của tổ chức y tế Thế Giới có khoảng 75% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có ít nhất một lần mắc viêm âm đạo-cổ tử cung,các tác nhân gây bệnh có thể do nấm, tạp trùng,trichomonas…
Trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho chị em phụ nữ khám và điều trị các bệnh phụ khoa là một nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế. Theo nghiên cứu của TTYT Dự Phòng Huyện Tịnh Biên năm 2013.Trong 644 ca thì có số người mắc bệnh phụ khoa 418 ca chiếm tỷ lệ 64,91%
Riêng về khoa phụ sản BVĐK Tịnh Biên trong những năm gần đây về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ từ 18-55 tuổi đã đến khám phụ khoa khá cao, thường kết hợp giữa viêm âm đạo, cổ tử cung.
Với mong muốn tìm hiểu về tình hình bệnh phụ khoa của phụ nữ trong huyện cùng một số yếu tố liên quan, để góp phần thực hiện tốt chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản.Do tính chất phổ biến và hậu quả nặng nề của viêm âm đạo cổ tử cung.Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Xác định tỷ lệ viêm âm đạo cổ tử cung và một số liên quan của phụ nữ 18-55 tuổi đến khám tại Bệnh Viên Đa Khoa Huyện Tịnh Biên”nhằm các mục tiêu như sau:
1. Xác định tỷ lệ viêm âm đạo cổ tử cung phụ nữ từ 18-55 tuổi.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với viêm âm đạo cổ tử cung.
II. ĐỐI TƯỢNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả phụ nữ đã có chồng đến khám phụ khoa tại khoa phụ sản Bệnh Viện Tịnh Biên.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu: Tất cả phụ nữ có chồng từ 18 - 55 tuổi đến khám phụ khoa.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: Các trường hợp loại ra khỏi nghiên cứu khi có một trong các yếu tố sau:
Đang hành kinh;
Phụ nữ đang mang thai;
Phụ nữ chưa chồng;
Đang rong kinh, rong huyết, xuất huyết âm đạo;
Đã uống kháng sinh trước đó 2 tuần;
Có thụt rửa âm đạo, đặt thuốc âm đạo;
Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cở mẫu:
Công thức tính cỡ mẫu theo một tỷ lệ
Z 2 1- α/2 × p (1- p)
n = ------------------------ (1)
d 2
trong đó:
Chúng tôi chọn p ≈ 0.65 (tỷ lệ ước đoán dựa vào nghiên cứu của Bs Thái Thị Thanh Tùng và Bs Nguyễn Thị Thưởng của Trung Tâm Y Tế Huyện Tịnh Biên năm 2013 là 64,91%).
Z 1- α/2 : Giá trị tương ứng của hệ số tin cậy với α = 0,05 (α = 5 %),
Z 1- α/2 = 1,96.
d: Sai số cho phép d = 0,05 (5%)
vậy thế số các giá trị tương ứng vào công thức (1) ta được
chọn mẫu n = 350
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu: Theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện
2.2.4. Phương Pháp Thu Thập Số Liệu:
2.2.4.1.Công cụ thu thập: Bộ câu hỏi được thiết kế sẳn.
2.2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu:Thu thập dự liệu là phỏng vấn bệnh nhân trực tiếp,khám lâm sàng trực tiếp kết hợp với lấy bệnh phẩm và soi tươi.
2.2.5. Phân tích số liệu: Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0
2.2.6. Thời Gian Và Địa Điểm Nghiên Cứu
- Thời gian: 07/2014 đến tháng 03/2015.
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh nhân đến khám phụ khoa tại khoa phụ sản Bệnh Viên Đa Khoa Tịnh Biên.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
1.Khảo sát kết quả Viêm âm đạo-Cổ tử cung qua khám lâm sàng ở đối tượng nghiên cứu
Bảng 1: kết quả khám lâm sàng chẩn đoán việm âm đạo,cổ tử cung
Bảng 2: khảo sát tác nhân gây viêm âm đạo,cổ tử cung qua soi tươi dịch âm đạo
Nhận xét: Tỷ lệ có nguyên nhân :
285 trường hợp viêm âm đạo, cổ tử cung (81,2%) trong đó
Tỷ lệ cao nhất : nhiểm tạp trùng 42%
Tỷ lệ nhiểm nấm : 20.3%
Nhiểm nấm + tạp trùng : 18.9%
Tỷ lệ nhiểm trichomonas : 00%
2. Khảo sát mối liên quan giữa đặc điểm chung và thói quen vệ sinh phụ nữ với viêm âm đạo-cổ tử cung ở đối tượng nghiên cứu
2.1. Khảo sát sự liên quan giữa đặc điểm chung với Viêm âm đạo-cổ tử cung ở đối tượng nghiên cứu
Bảng 3: Liên quan về Dân tộc với Viêm âm đạo - CTC
Nhận xét:
Dân tộc kinh : 46,2% , Khơmer :41,4%
Sự khác không có ý nghĩa thông kê.
Bảng 4: liên quan của nhóm tuổi với viêm âm đạo ,cổ tử cung
Nhận xét:
Nhóm 18-29 tuổi có 36% bị viêm âm đạo cổ tử cung
Nhóm 30-39 có 50 % bị viêm âm đạo cổ tử cung
Nhóm 40 -55 có 53,5% bị viêm chiếm tỷ lệ viêm cao nhất :
Sự khác biệt có ý nhĩa thống kê
Bảng 5:. Liên Quan Đến Trình Độ Với Viêm Âm Đạo,Cổ Tử Cung
Nhận xét:
Nhóm mù chữ : 38,3% bị viêm âm đạo, cổ tủ cung
Cấp 1-2 : 45,6%
Từ cấp 3 trở lên : 51,6%
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
Bảng 6: Liên Quan Về Kinh Tế Gia Đình với VAĐ, CTC
Nhận xét:
Nhóm không nghèo có lỷ lệ : 45,77%
Nhóm hộ nghèo,cận nghèo :44,7%
Sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê
Bảng 7: Liên quan về nghề nghiệp với VAĐ,CTC
Nhận xét:
Nhón nông dân chiếm tỷ lệ 48,6% có viêm
Nhóm buôn bán : 42,1% có viêm
Nhóm CB-CNV : 57,5% có viêm
Nhóm làm mướn : 52,4% có viêm
Nhóm khác : 35,6% có viêm
Sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê p = 0,121
Bảng 8: Liên Quan Về Số Lần Sanh Con với VAĐ,CTC
Nhận xét:Tỷ lệ cao nhất thuộc nhóm phụ nữ sanh ≥ 3 c on : 58,0%
sanh 1-2 con : 44,8%
Nhóm chưa sanh lần nào: : 35,4%
Sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thông kê
2.2.Khảo sát sự liên quan về thói quen vệ sinh phụ nữ với Viêm  Đ-CTC ở đối tượng nghiên cứu.
Bảng 9: Liên quan về sử dụng nguồn nước tắm giặt hàng ngày/viêm âm đạo, CTC.
Nhận xét:
Nhóm sử dụng nước ao hồ kênh rạch có tỷ lệ 50% bị nhiểm
Nhóm sử dụng nước máy,mưa ,giếng có tỷ lệ 45.2% bị nhiểm
Tỷ lệ tương đương nhau ;
Sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê
Bảng 10:Số lần thay băng vệ sinh trong ngày khi có kinh nguyệt
Nhận xét:
≤ 4 lần/ ngày có tỷ lệ 45.8% bị viêm
> 4 lần /ngày có tỷ lệ 42.1% bị viêm
Sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê
Bảng 11: Liên quan giữa vệ sinh âm hộ âm đạo hàng ngày bằng dung dịch nước rữa /VAĐ,CTC
Nhận xét:
Nhóm dùng nước rữa vệ sinh âm hộ,âm đạo hàng ngày có tỷ lệ 44.5%
Nhóm không dùng có tỷ lệ 47.0%
Sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê
IV.B ÀN LUẬN
4.1.Về khảo sát đặt điểm chung :
Nhìn chung các đối tương đến khám và tham gia nghiên cứu
Tuổi dưới 40 nhiều nhất(79,7%) ,đa số là người kinh ,học vấn cấp 1-2 Có kinh tế khá và tình trạng hôn nhân tốt
Điều này phù hợp với thưc tế địa phương có nhiều nông dân ,trình độ phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ
4.2.Về Khảo sát thực trạng thói quen vệ sinh phụ nữ ở đối tượng nghiên cứu
- Nhóm sử dụng nguồn nước tắm giặt hàng ngày
- Nhóm sử dụng nguồn nước máy ,nước mưa chiếm tỷ lệ rất cao 94.3%
Kết quả này cho thấy việc sử dụng nguồn nước sạch trong nghiên cứu rất cao ,phù hợp với điều kiện địa lý ,cung như sự phát triển nguồn nước sạch
- Vệ sinh âm hộ, âm đạo hàng ngày bằng dung dịch rữa chiếm tỷ lệ 72.6% cao gấp 3 lần nhóm không sử dụng. đây là thói quen rất tốt, hơn nữa dung dịch rữa phụ khoa hiện nay khá tiện lợi ,giá thành không cao.
-Vệ sinh âm hộ, âm đạo hàng ngày bằng dung dịch rữa tỷ lệ 82% phụ nữ dùng dung dich nước rữa pha sẵn 18% không sử dụng có lẽ điều kiện khách quan không thận tiện .
4.3.Về khảo sát kết quả khám lâm sàng Viêm âm đạo-Cổ tử cung ở đối tượng nghiên cứu
- Tỷ lệ viêm âm đạo,cổ tử cung 45,4% qua khám chẩn đoán lâm sàng
Tỷ lệ nầy thấp hơn ở khảo sát của Trung Tâm Y Tế Dự Phòng huyện Tịnh Biên năm 2013 chiếm 64,91% khác biệt này do kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu.
- Tỷ lệ tác nhân gây viêm âm đạo, cổ tử cung đạt 82% trong đó(cao nhất : nhiễm tạp trùng 42% ; nhiểm nấm : 20.3% ; Nhiễm nấm + tạp trùng : 18.9% ; trichomonas : 0% ; Không tìm thấy tác nhân :18.6%) .Tỷ lệ này khá phù hợp
Do đa số phụ nữ sông khu vực nông thôn ,không có thai nên nhiểm nấm không cao,ít sử dụng kháng sinh,đặc biệt không phát hiện được trichomonas phù hợp với tỷ lệ đa số sử dụng nguồn nước máy nước mưa ,nước giếng để sinh hoạt tắm giặt và phụ nữ chúng ta đa số sống ở vùng ít sông nước không có cảnh ngâm mình dưới kênh rạch để làm việc tắm giặt
Sự liên quan về Dân tộc với Viêm âm đạo-cổ tử cung
Tỷ lệ 46,2% mắc viêm âm đạo, cổ tử cung với dân kinh ; 41,4% dân Khơmer có viêm âm đạo cổ tử cung trong nhóm khảo sát .Tuy số lượng mắc cao gần 50% trong mỗi nhóm nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thông kê
-Sự liên quan của nhóm tuổi với viêm âm đạo,cổ tử cung
Nhóm 18-29 tuổi có 36% bị viêm âm đạo cổ tử cung
Nhóm 30-39 tuổi có 50 % bị viêm
Nhóm 40 -55 tuổi có 53,5% bị viêm chiếm tỷ lệ viêm cao nhất
Nhóm tuổi càng cao tỷ lệ mắc càng nhiều phù hợp với các nghiên cứu khác ( đặc biệt đã ghi trong giáo khoa)
Sự khác biệt có ý nhĩa thống kê nên chúng tôi ghi nhận để có hướng nghiên cứu thêm.
- Liên quan đến trình độ văn hóa với viêm âm đạo ,cổ tử cung
Nhóm mù chữ : 38,3% bị viêm âm đạo, cổ tủ cung
Cấp 1-2 : 45,6%
Từ cấp 3 trở lên : 51,6%
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
Tỷ lệ này phù hợp các nghiên cứu trước đây không cho thấy có mối liên quan giữa trình độ và tỷ lệ mắc bệnh viêm cổ tử cung âm đạo.
- Liên Quan Về Kinh Tế Gia Đình với viêm âm đạo ,cổ tử cung
Nhóm không nghèo có lỷ lệ : 45,77%
Nhóm hộ nghèo,cận nghèo :44,7% tỷ lệ của 2 nhóm nghiên cứu tương đương nhau Sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê
Thông thường nhóm có điều kiện kinh tế quan tâm nhiều đến sức khõe nên tình trạng viêm nhiễm sẻ ít hơn .Nhưng qua nghiên tỷ lệ giữa 2 nhóm tương nhau có lẽ chương trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản và Bảo hiểm y tế cho hộ nghèo ,cận nghèo đã có tác động và ảnh hưởng tích cực đến vấn đề này.
- Liên quan về nghề nghiệp với viêm âm đạo ,cổ tử cung
Nhón nông dân chiếm tỷ lệ 48,6% ;Nhóm buôn bán : 42,1%
Nhóm CB-CNV : 7,5%; Nhóm làm mướn : 52,4%
Nhóm khác : 35,6%
Sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê
Cho thấy nhóm CB-CNV mắc cao hơn nhóm khác vì có điều kiện để đi khám bệnh hơn nhưng việc sống hòa lẫn trong các nhóm khác nên thói quen sinh hoạt nên tỷ lệ mắc của các nhóm khác không có mấy khác biệt
- Liên Quan Về Số Lần Sanh với viêm âm đạo ,cổ tử cung
Tỷ lệ cao nhất thuộc nhóm phụ nữ sanh ≥ 3 c on : 58,0%
Nhóm sanh 1-2 con : 44,8%
Nhóm chưa sanh lần nào: :35,4%
Sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thông kê
Tỷ lệ cho thấy sự liên quan giữa sinh nhiều con và viêm cổ tử cung ,âm đạo, càng nhiều con tỷ lệ viêm nhiễm càng cao.Tuy nhiên trong nghiên cứu chưa thể hiện rõ nét
Theo “Nghiên cứu của UNFPA năm 1995, khi so sánh nhóm phụ nữ chưa sinh với nhóm phụ nữ đã từng sinh 1 lần trở lên thấy các viêm âm đạo do vi khuẩn và viêm cổ tử cung có thấp hơn chút ít, Tuy nhiên, trong số các phụ nữ đã từng sinh thì những phụ nữ đã sinh từ 3 lần trở lên bị nhiễm nhiều hơn những phụ nữ mới sinh 1 – 2 lần hoặc chưa có con (16% so với 4%)”.
-Liên quan về sử dụng nguồn nước tắm giặt hàng ngày /viêm âm đạo cổ tử cung
Nhóm sử dụng nước ao hồ kênh rạch có tỷ lệ 50% bị nhiểm
Nhóm sử dụng nước máy,mưa ,giếng có tỷ lệ 45.2% bị nhiểm
Tỷ lệ tương đương nhau ;Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
Thông thường tắm và sử dụng xà phòng trong tắm giặt, vệ sinh hàng ngày và vệ sinh kinh nguyệt là hình thức thực hiện vệ sinh cần thiết đối với phụ nữ. Nguồn nước sinh hoạt, các công trình vệ sinh như nhà tắm, nhà xí đều ảnh hưởng đến bệnh viêm âm đạo, cổ tử cung ở phụ nữ.
Nhưng việc sử dụng nguồn nước ở đây chưa thể hiện được sự rõ nét
- Liên quan giữa vệ sinh âm hộ âm đạo hàng ngày bằng dung dịch nước rữa với viêm âm đạo cổ tử cung
Nhóm dùng nước rữa vệ sinh âm hộ,âm đạo hàng ngày có tỷ lệ 44.5%
Nhóm không dùng có tỷ lệ 47.0%
Tỷ lệ giửa 2 nhóm nghiên cứu gần tương đương Sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê .Như vậy chưa có khác biệt lớn giữa dung dịch rữa để vệ sinh âm hộ,âm đạo hàng ngày,chúng tôi nghĩ rằng cách dùng chưa đúng ,cần phải hướng dẫn thêm .
KẾT LUẬN
- Về tuổi: Có sự tham gia đều của tất cả các nhóm tuổi đến tiếp cận dịch vụ của bệnh viện nhưng chiếm tỷ lệ cao (79,7)% thuộc nhóm dưới 40 tuổi đến khám và đồng ý tham gia nghiên cứu
- Nhóm sử dụng nguồn nước máy ,nước mưa để tắm giặt,cần khuyến khích , duy trì chiếm 94,3%
-Phụ nữ dùng nước rữa chế phẩm phụ khoa là 65%
-Viêm âm đạo,cổ tử cung chiếm 45.4% qua khám lâm sàng thấp hơn tỷ lệ 64,91% bệnh phụ khoa chung theo nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa trong cộng đồng ở huyện“ theo nghiên cứu của Trung tâm y tế huyện Tịnh biên năm 2013”, sự khác biệt nầy do kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu khác nhau.
- Nguyên nhân tìm thấy 81,2% gây viêm âm đạo cổ tử cung qua soi tươi dịch âm đạo (tạp trùng 42%;nấm :20.3% ;nấm + tạp trùng 18.9% trichomonas:0%) ;18,8% còn lại chưa tìm thấy nguyên nhân chúng tôi nghĩ phải cần có kỹ thuật cao hơn .
-Tỷ lệ viêm âm đạo cổ tử cung có liên quan đến nhóm tuổi.( X2 =7,482 P = 0,024
Không tìm thấy mối liên quan giữa viêm âm đạo cổ tử cung nói chung với trình độ học vấn ,dùng bao cao su khi giao hợp ;sử dụng nguồn nước tắm giặt hàng ngày,số lần thay băng vệ sinh trong ngày khi có kinh nguyệt,vệ sinh âm hộ âm đạo hàng ngày bằng dung dịch nước rữa phụ khoa ;về số lần sanh con ; nghề nghiệp, điều kiện kinh tế .
KIẾN NGHỊ
Để phòng, chống tình trạng phụ nữ viêm nhiễm viêm âm đạo ,cổ tử cung cần tăng cường một số hoạt động sau:
- Tuyên truyền, tư vấn, chăm sóc và điều trị sớm phụ nữ viêm nhiễm đường sinh dục dưới là một nhiệm vụ quan trọng của các ngành, các cấp, các địa phương. Đẩy mạnh công tác truyền thông qua hình thức thường xuyên, liên tục cho phù hợp với từng đối tượng, từng địa phương.
- Bệnh viên tăng cường trong công tác thông tin - giáo dục - truyền thông cho dân số ở độ tuổi 18-55 cả nữ và nam giới, các đối tượng có hành vi nguy cơ cao kiến thức cơ bản về các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.
- Phải điều trị triệt để các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục cho phụ nữ trong cộng đồng
- Khuyến khích sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục không an toàn
- Nghiên cứu thêm các mối liên quan với viêm âm đạo cổ tử cung ,khuyến khích phụ nữ mạnh dạng tiếp cận các dịch vụ y tế của Bệnh viện để được khám ,tư vấn ,điều trị triệt để ./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa thông thường ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ tại thành phố buôn ma thuột, Tỉnh đăk lăk của Nguyễn Thị Xuân Trang, Võ Thị Kim Loan – khoa y dược- Trường Đại Học Tây Nguyên
2/ Châu Thị Khánh Trang (2005), “Viêm âm đạo do những tác nhân gây bệnh thường gặp và các yếu tố liên quan”, Luận án chuyên khoa II, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
3 /Lê Thanh Bình (2004), “Tình hình nhiễm nấm Candida và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ VSD tại Hải Phòng”, Nội san Sản Phụ Khoa, tr. 160 – 165.
5/ Nguyễn Duy Hưng (2006), “Nghiên cứu dịch tễ học và lâm sàng một số bệnh lây truyền qua đường tình dục tại thành phố Hà Nội và thành phố Thái Nguyên”, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y khoa Hà Nội.
6/ Trần Thị Lợi, Cao Thị Phương Trang (2003), “Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm khuẩn âm đạo và một số yếu tố liên quan”, Nghiên Cứu Y Học, Y học TP.HCM, tập 7 (Phụ bản số 1), tr. 9 – 12.
Bệnh phụ khoa thông thường là một trong những nhóm bệnh phổ biến ở phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ,để xác định tỷ lệ viêm âm đạo-CTC. Đối tượng nghiên cứu: mô tả cắt ngang với sự tham gia của 350 phụ nữ đã có chồng,tuổi từ 18-55 đã đến khám phụ khoa tại khoa phụ sản BVĐK Tịnh Biên.Tất cả các đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn, khám phụ khoa và xét nghiệm dịch âm đạo-cổ tử cung.Tác nhân gây viêm âm đạo-cổ tử cung chiếm 82% trong đó nhiễm tạp trùng, nấm, nấm+tạp trùng…và các yếu tố liên quan với viêm âm đạo cổ tử cung được xác định khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
Qua thời gian 8 tháng khảo sát chúng tôi đã có 350 trường hợp đủ tiêu chuẩn chọn vào nhóm nghiên cứu: xác định tỷ lệ viêm âm đạo CTC một số yếu liên quan của phụ nữ tuổi 18-55 đến khám tại khoa phụ sản BVĐK Huyện Tịnh Biên.
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Bệnh phụ khoa là bệnh phổ biến do nhiều tác nhân gây nên nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau phụ thuộc và những thời kỳ, giai đoạn của bệnh,
Theo ước tính của tổ chức y tế Thế Giới có khoảng 75% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có ít nhất một lần mắc viêm âm đạo-cổ tử cung,các tác nhân gây bệnh có thể do nấm, tạp trùng,trichomonas…
Trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho chị em phụ nữ khám và điều trị các bệnh phụ khoa là một nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế. Theo nghiên cứu của TTYT Dự Phòng Huyện Tịnh Biên năm 2013.Trong 644 ca thì có số người mắc bệnh phụ khoa 418 ca chiếm tỷ lệ 64,91%
Riêng về khoa phụ sản BVĐK Tịnh Biên trong những năm gần đây về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ từ 18-55 tuổi đã đến khám phụ khoa khá cao, thường kết hợp giữa viêm âm đạo, cổ tử cung.
Với mong muốn tìm hiểu về tình hình bệnh phụ khoa của phụ nữ trong huyện cùng một số yếu tố liên quan, để góp phần thực hiện tốt chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản.Do tính chất phổ biến và hậu quả nặng nề của viêm âm đạo cổ tử cung.Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Xác định tỷ lệ viêm âm đạo cổ tử cung và một số liên quan của phụ nữ 18-55 tuổi đến khám tại Bệnh Viên Đa Khoa Huyện Tịnh Biên”nhằm các mục tiêu như sau:
1. Xác định tỷ lệ viêm âm đạo cổ tử cung phụ nữ từ 18-55 tuổi.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với viêm âm đạo cổ tử cung.
II. ĐỐI TƯỢNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả phụ nữ đã có chồng đến khám phụ khoa tại khoa phụ sản Bệnh Viện Tịnh Biên.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu: Tất cả phụ nữ có chồng từ 18 - 55 tuổi đến khám phụ khoa.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: Các trường hợp loại ra khỏi nghiên cứu khi có một trong các yếu tố sau:
Đang hành kinh;
Phụ nữ đang mang thai;
Phụ nữ chưa chồng;
Đang rong kinh, rong huyết, xuất huyết âm đạo;
Đã uống kháng sinh trước đó 2 tuần;
Có thụt rửa âm đạo, đặt thuốc âm đạo;
Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cở mẫu:
Công thức tính cỡ mẫu theo một tỷ lệ
Z 2 1- α/2 × p (1- p)
n = ------------------------ (1)
d 2
trong đó:
Chúng tôi chọn p ≈ 0.65 (tỷ lệ ước đoán dựa vào nghiên cứu của Bs Thái Thị Thanh Tùng và Bs Nguyễn Thị Thưởng của Trung Tâm Y Tế Huyện Tịnh Biên năm 2013 là 64,91%).
Z 1- α/2 : Giá trị tương ứng của hệ số tin cậy với α = 0,05 (α = 5 %),
Z 1- α/2 = 1,96.
d: Sai số cho phép d = 0,05 (5%)
vậy thế số các giá trị tương ứng vào công thức (1) ta được
chọn mẫu n = 350
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu: Theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện
2.2.4. Phương Pháp Thu Thập Số Liệu:
2.2.4.1.Công cụ thu thập: Bộ câu hỏi được thiết kế sẳn.
2.2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu:Thu thập dự liệu là phỏng vấn bệnh nhân trực tiếp,khám lâm sàng trực tiếp kết hợp với lấy bệnh phẩm và soi tươi.
2.2.5. Phân tích số liệu: Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0
2.2.6. Thời Gian Và Địa Điểm Nghiên Cứu
- Thời gian: 07/2014 đến tháng 03/2015.
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh nhân đến khám phụ khoa tại khoa phụ sản Bệnh Viên Đa Khoa Tịnh Biên.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
1.Khảo sát kết quả Viêm âm đạo-Cổ tử cung qua khám lâm sàng ở đối tượng nghiên cứu
Bảng 1: kết quả khám lâm sàng chẩn đoán việm âm đạo,cổ tử cung
Chẩn đoán | n | Tỷ lệ % |
có | 159 | 45.4 |
không | 191 | 54.6 |
Tác nhân gây viêm | n | Tỷ lệ % |
-Nấm candida | 71 | 20.3 |
-Tạp Trùng + tế bào | 148 | 42.3 |
-Trichomonas | / | / |
-Nấm + Tạp Trùng | 66 | 18.9 |
-Không mắc bệnh | 65 | 18.6 |
285 trường hợp viêm âm đạo, cổ tử cung (81,2%) trong đó
Tỷ lệ cao nhất : nhiểm tạp trùng 42%
Tỷ lệ nhiểm nấm : 20.3%
Nhiểm nấm + tạp trùng : 18.9%
Tỷ lệ nhiểm trichomonas : 00%
2. Khảo sát mối liên quan giữa đặc điểm chung và thói quen vệ sinh phụ nữ với viêm âm đạo-cổ tử cung ở đối tượng nghiên cứu
2.1. Khảo sát sự liên quan giữa đặc điểm chung với Viêm âm đạo-cổ tử cung ở đối tượng nghiên cứu
Bảng 3: Liên quan về Dân tộc với Viêm âm đạo - CTC
Dân tộc | Viêm Âm đạo-Cổ tử cung | Tần số | OR,KTC95% | p | |
Có | Không | ||||
Kinh | 135 | 157 | 292 | OR=1,214 KTC95% (0,69-2,16) |
0,50 |
Khmer | 24 | 34 | 58 | ||
Khác | / | / | / | ||
Tổng cộng | 159 | 191 | 350 |
Dân tộc kinh : 46,2% , Khơmer :41,4%
Sự khác không có ý nghĩa thông kê.
Bảng 4: liên quan của nhóm tuổi với viêm âm đạo ,cổ tử cung
Nhóm tuổi | Viêm Âm đạo-Cổ tử cung | Tần số | X2 | p | |
có | không | X2 =7,482 |
0,024 |
||
18-29 | 50 | 87 | 137 | ||
30-39 | 71 | 71 | 142 | ||
≥40-55 | 38 | 33 | 71 | ||
Tổng cộng | 159 | 119 | 350 |
Nhóm 18-29 tuổi có 36% bị viêm âm đạo cổ tử cung
Nhóm 30-39 có 50 % bị viêm âm đạo cổ tử cung
Nhóm 40 -55 có 53,5% bị viêm chiếm tỷ lệ viêm cao nhất :
Sự khác biệt có ý nhĩa thống kê
Bảng 5:. Liên Quan Đến Trình Độ Với Viêm Âm Đạo,Cổ Tử Cung
Trình độ | Viêm âm đạo,cổ tử cung | Tần số | X2 | P | |
có | không | X2=2.192 |
0.334 |
||
Không biết chữ | 23 | 37 | 60 | ||
Cấp 1-2 | 103 | 123 | 226 | ||
Từ cấp 3 trở lên | 33 | 31 | 64 | ||
Tổng cộng | 159 | 191 | 350 |
Nhóm mù chữ : 38,3% bị viêm âm đạo, cổ tủ cung
Cấp 1-2 : 45,6%
Từ cấp 3 trở lên : 51,6%
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
Bảng 6: Liên Quan Về Kinh Tế Gia Đình với VAĐ, CTC
Gia đình | Viêm âm đạo,CTC | Tần số | OR,KTC95% | P | |
Có | không | OR=0,960 KTC95% (0,67-1,543) |
0,865 | ||
Hộ nghèo, cận nghèo | 42 | 52 | 94 | ||
Không nghèo | 117 | 139 | 256 | ||
Tổng cộng | 159 | 191 | 350 |
Nhóm không nghèo có lỷ lệ : 45,77%
Nhóm hộ nghèo,cận nghèo :44,7%
Sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê
Bảng 7: Liên quan về nghề nghiệp với VAĐ,CTC
Nghề nghiệp | Viêm âm đạo,CTC | Tần số | X2 | p | |
Có | Không | X2 =7,295 |
0,121 |
||
Nông dân | 51 | 54 | 105 | ||
Buôn bán | 32 | 44 | 76 | ||
Cán bộ công nhân viên chức | 23 | 17 | 40 | ||
(không nghề,làm thuê,làm mướn...) | 22 | 20 | 42 | ||
Khác | 31 | 56 | 87 | ||
Tổng cộng | 159 | 191 | 350 |
Nhón nông dân chiếm tỷ lệ 48,6% có viêm
Nhóm buôn bán : 42,1% có viêm
Nhóm CB-CNV : 57,5% có viêm
Nhóm làm mướn : 52,4% có viêm
Nhóm khác : 35,6% có viêm
Sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê p = 0,121
Bảng 8: Liên Quan Về Số Lần Sanh Con với VAĐ,CTC
Số lần sanh | Viêm âm đạo, cổ tử cung | Tần số | X2 | p | |
Có | không | X2=5,163 |
0,076 |
||
Chưa sanh | 17 | 31 | 48 | ||
Sanh từ 1-2 lần | 113 | 139 | 252 | ||
Sanh ≥ 3 lần | 29 | 21 | 50 | ||
Tổng cộng | 159 | 191 | 350 |
sanh 1-2 con : 44,8%
Nhóm chưa sanh lần nào: : 35,4%
Sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thông kê
2.2.Khảo sát sự liên quan về thói quen vệ sinh phụ nữ với Viêm  Đ-CTC ở đối tượng nghiên cứu.
Bảng 9: Liên quan về sử dụng nguồn nước tắm giặt hàng ngày/viêm âm đạo, CTC.
Nguồn nước | Viêm âm đạo,CTC | Tẩn số | OR,KTC95% | p | |
có | không | OR=0,823 KTC95% (0,334-2,031) |
0,672 |
||
Nước máy, mưa, giếng | 149 | 181 | |||
Nước ao hồ,sông,kênh,rạch | 10 | 10 | |||
Tổng cộng | 159 | 191 | 350 |
Nhóm sử dụng nước ao hồ kênh rạch có tỷ lệ 50% bị nhiểm
Nhóm sử dụng nước máy,mưa ,giếng có tỷ lệ 45.2% bị nhiểm
Tỷ lệ tương đương nhau ;
Sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê
Bảng 10:Số lần thay băng vệ sinh trong ngày khi có kinh nguyệt
Số lần | Viêm âm đạo, cổ tử cung | Tẩn số | OR,KTC95% | p | |
có | không | OR=1,163 KTC95% (0,334-2,031) |
0,663 | ||
≤ 4 lần/ ngày | 143 | 169 | 312 | ||
> 4 lần/ ngày | 16 | 22 | 38 | ||
Tổng cộng | 159 | 191 | 350 |
≤ 4 lần/ ngày có tỷ lệ 45.8% bị viêm
> 4 lần /ngày có tỷ lệ 42.1% bị viêm
Sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê
Bảng 11: Liên quan giữa vệ sinh âm hộ âm đạo hàng ngày bằng dung dịch nước rữa /VAĐ,CTC
Dung dịch rữa | Viêm âm đạo, cổ tử cung | Tẩn số | OR,KTC95% | p | |
có | không | OR=0,87 KTC95% (0,541-1,395) |
0,565 | ||
có | 113 | 141 | 254 | ||
không | 46 | 50 | 96 | ||
Tổng cộng | 159 | 191 | 350 |
Nhóm dùng nước rữa vệ sinh âm hộ,âm đạo hàng ngày có tỷ lệ 44.5%
Nhóm không dùng có tỷ lệ 47.0%
Sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê
IV.B ÀN LUẬN
4.1.Về khảo sát đặt điểm chung :
Nhìn chung các đối tương đến khám và tham gia nghiên cứu
Tuổi dưới 40 nhiều nhất(79,7%) ,đa số là người kinh ,học vấn cấp 1-2 Có kinh tế khá và tình trạng hôn nhân tốt
Điều này phù hợp với thưc tế địa phương có nhiều nông dân ,trình độ phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ
4.2.Về Khảo sát thực trạng thói quen vệ sinh phụ nữ ở đối tượng nghiên cứu
- Nhóm sử dụng nguồn nước tắm giặt hàng ngày
- Nhóm sử dụng nguồn nước máy ,nước mưa chiếm tỷ lệ rất cao 94.3%
Kết quả này cho thấy việc sử dụng nguồn nước sạch trong nghiên cứu rất cao ,phù hợp với điều kiện địa lý ,cung như sự phát triển nguồn nước sạch
- Vệ sinh âm hộ, âm đạo hàng ngày bằng dung dịch rữa chiếm tỷ lệ 72.6% cao gấp 3 lần nhóm không sử dụng. đây là thói quen rất tốt, hơn nữa dung dịch rữa phụ khoa hiện nay khá tiện lợi ,giá thành không cao.
-Vệ sinh âm hộ, âm đạo hàng ngày bằng dung dịch rữa tỷ lệ 82% phụ nữ dùng dung dich nước rữa pha sẵn 18% không sử dụng có lẽ điều kiện khách quan không thận tiện .
4.3.Về khảo sát kết quả khám lâm sàng Viêm âm đạo-Cổ tử cung ở đối tượng nghiên cứu
- Tỷ lệ viêm âm đạo,cổ tử cung 45,4% qua khám chẩn đoán lâm sàng
Tỷ lệ nầy thấp hơn ở khảo sát của Trung Tâm Y Tế Dự Phòng huyện Tịnh Biên năm 2013 chiếm 64,91% khác biệt này do kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu.
- Tỷ lệ tác nhân gây viêm âm đạo, cổ tử cung đạt 82% trong đó(cao nhất : nhiễm tạp trùng 42% ; nhiểm nấm : 20.3% ; Nhiễm nấm + tạp trùng : 18.9% ; trichomonas : 0% ; Không tìm thấy tác nhân :18.6%) .Tỷ lệ này khá phù hợp
Do đa số phụ nữ sông khu vực nông thôn ,không có thai nên nhiểm nấm không cao,ít sử dụng kháng sinh,đặc biệt không phát hiện được trichomonas phù hợp với tỷ lệ đa số sử dụng nguồn nước máy nước mưa ,nước giếng để sinh hoạt tắm giặt và phụ nữ chúng ta đa số sống ở vùng ít sông nước không có cảnh ngâm mình dưới kênh rạch để làm việc tắm giặt
Sự liên quan về Dân tộc với Viêm âm đạo-cổ tử cung
Tỷ lệ 46,2% mắc viêm âm đạo, cổ tử cung với dân kinh ; 41,4% dân Khơmer có viêm âm đạo cổ tử cung trong nhóm khảo sát .Tuy số lượng mắc cao gần 50% trong mỗi nhóm nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thông kê
-Sự liên quan của nhóm tuổi với viêm âm đạo,cổ tử cung
Nhóm 18-29 tuổi có 36% bị viêm âm đạo cổ tử cung
Nhóm 30-39 tuổi có 50 % bị viêm
Nhóm 40 -55 tuổi có 53,5% bị viêm chiếm tỷ lệ viêm cao nhất
Nhóm tuổi càng cao tỷ lệ mắc càng nhiều phù hợp với các nghiên cứu khác ( đặc biệt đã ghi trong giáo khoa)
Sự khác biệt có ý nhĩa thống kê nên chúng tôi ghi nhận để có hướng nghiên cứu thêm.
- Liên quan đến trình độ văn hóa với viêm âm đạo ,cổ tử cung
Nhóm mù chữ : 38,3% bị viêm âm đạo, cổ tủ cung
Cấp 1-2 : 45,6%
Từ cấp 3 trở lên : 51,6%
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
Tỷ lệ này phù hợp các nghiên cứu trước đây không cho thấy có mối liên quan giữa trình độ và tỷ lệ mắc bệnh viêm cổ tử cung âm đạo.
- Liên Quan Về Kinh Tế Gia Đình với viêm âm đạo ,cổ tử cung
Nhóm không nghèo có lỷ lệ : 45,77%
Nhóm hộ nghèo,cận nghèo :44,7% tỷ lệ của 2 nhóm nghiên cứu tương đương nhau Sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê
Thông thường nhóm có điều kiện kinh tế quan tâm nhiều đến sức khõe nên tình trạng viêm nhiễm sẻ ít hơn .Nhưng qua nghiên tỷ lệ giữa 2 nhóm tương nhau có lẽ chương trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản và Bảo hiểm y tế cho hộ nghèo ,cận nghèo đã có tác động và ảnh hưởng tích cực đến vấn đề này.
- Liên quan về nghề nghiệp với viêm âm đạo ,cổ tử cung
Nhón nông dân chiếm tỷ lệ 48,6% ;Nhóm buôn bán : 42,1%
Nhóm CB-CNV : 7,5%; Nhóm làm mướn : 52,4%
Nhóm khác : 35,6%
Sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê
Cho thấy nhóm CB-CNV mắc cao hơn nhóm khác vì có điều kiện để đi khám bệnh hơn nhưng việc sống hòa lẫn trong các nhóm khác nên thói quen sinh hoạt nên tỷ lệ mắc của các nhóm khác không có mấy khác biệt
- Liên Quan Về Số Lần Sanh với viêm âm đạo ,cổ tử cung
Tỷ lệ cao nhất thuộc nhóm phụ nữ sanh ≥ 3 c on : 58,0%
Nhóm sanh 1-2 con : 44,8%
Nhóm chưa sanh lần nào: :35,4%
Sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thông kê
Tỷ lệ cho thấy sự liên quan giữa sinh nhiều con và viêm cổ tử cung ,âm đạo, càng nhiều con tỷ lệ viêm nhiễm càng cao.Tuy nhiên trong nghiên cứu chưa thể hiện rõ nét
Theo “Nghiên cứu của UNFPA năm 1995, khi so sánh nhóm phụ nữ chưa sinh với nhóm phụ nữ đã từng sinh 1 lần trở lên thấy các viêm âm đạo do vi khuẩn và viêm cổ tử cung có thấp hơn chút ít, Tuy nhiên, trong số các phụ nữ đã từng sinh thì những phụ nữ đã sinh từ 3 lần trở lên bị nhiễm nhiều hơn những phụ nữ mới sinh 1 – 2 lần hoặc chưa có con (16% so với 4%)”.
-Liên quan về sử dụng nguồn nước tắm giặt hàng ngày /viêm âm đạo cổ tử cung
Nhóm sử dụng nước ao hồ kênh rạch có tỷ lệ 50% bị nhiểm
Nhóm sử dụng nước máy,mưa ,giếng có tỷ lệ 45.2% bị nhiểm
Tỷ lệ tương đương nhau ;Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
Thông thường tắm và sử dụng xà phòng trong tắm giặt, vệ sinh hàng ngày và vệ sinh kinh nguyệt là hình thức thực hiện vệ sinh cần thiết đối với phụ nữ. Nguồn nước sinh hoạt, các công trình vệ sinh như nhà tắm, nhà xí đều ảnh hưởng đến bệnh viêm âm đạo, cổ tử cung ở phụ nữ.
Nhưng việc sử dụng nguồn nước ở đây chưa thể hiện được sự rõ nét
- Liên quan giữa vệ sinh âm hộ âm đạo hàng ngày bằng dung dịch nước rữa với viêm âm đạo cổ tử cung
Nhóm dùng nước rữa vệ sinh âm hộ,âm đạo hàng ngày có tỷ lệ 44.5%
Nhóm không dùng có tỷ lệ 47.0%
Tỷ lệ giửa 2 nhóm nghiên cứu gần tương đương Sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê .Như vậy chưa có khác biệt lớn giữa dung dịch rữa để vệ sinh âm hộ,âm đạo hàng ngày,chúng tôi nghĩ rằng cách dùng chưa đúng ,cần phải hướng dẫn thêm .
KẾT LUẬN
- Về tuổi: Có sự tham gia đều của tất cả các nhóm tuổi đến tiếp cận dịch vụ của bệnh viện nhưng chiếm tỷ lệ cao (79,7)% thuộc nhóm dưới 40 tuổi đến khám và đồng ý tham gia nghiên cứu
- Nhóm sử dụng nguồn nước máy ,nước mưa để tắm giặt,cần khuyến khích , duy trì chiếm 94,3%
-Phụ nữ dùng nước rữa chế phẩm phụ khoa là 65%
-Viêm âm đạo,cổ tử cung chiếm 45.4% qua khám lâm sàng thấp hơn tỷ lệ 64,91% bệnh phụ khoa chung theo nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa trong cộng đồng ở huyện“ theo nghiên cứu của Trung tâm y tế huyện Tịnh biên năm 2013”, sự khác biệt nầy do kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu khác nhau.
- Nguyên nhân tìm thấy 81,2% gây viêm âm đạo cổ tử cung qua soi tươi dịch âm đạo (tạp trùng 42%;nấm :20.3% ;nấm + tạp trùng 18.9% trichomonas:0%) ;18,8% còn lại chưa tìm thấy nguyên nhân chúng tôi nghĩ phải cần có kỹ thuật cao hơn .
-Tỷ lệ viêm âm đạo cổ tử cung có liên quan đến nhóm tuổi.( X2 =7,482 P = 0,024
Không tìm thấy mối liên quan giữa viêm âm đạo cổ tử cung nói chung với trình độ học vấn ,dùng bao cao su khi giao hợp ;sử dụng nguồn nước tắm giặt hàng ngày,số lần thay băng vệ sinh trong ngày khi có kinh nguyệt,vệ sinh âm hộ âm đạo hàng ngày bằng dung dịch nước rữa phụ khoa ;về số lần sanh con ; nghề nghiệp, điều kiện kinh tế .
KIẾN NGHỊ
Để phòng, chống tình trạng phụ nữ viêm nhiễm viêm âm đạo ,cổ tử cung cần tăng cường một số hoạt động sau:
- Tuyên truyền, tư vấn, chăm sóc và điều trị sớm phụ nữ viêm nhiễm đường sinh dục dưới là một nhiệm vụ quan trọng của các ngành, các cấp, các địa phương. Đẩy mạnh công tác truyền thông qua hình thức thường xuyên, liên tục cho phù hợp với từng đối tượng, từng địa phương.
- Bệnh viên tăng cường trong công tác thông tin - giáo dục - truyền thông cho dân số ở độ tuổi 18-55 cả nữ và nam giới, các đối tượng có hành vi nguy cơ cao kiến thức cơ bản về các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.
- Phải điều trị triệt để các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục cho phụ nữ trong cộng đồng
- Khuyến khích sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục không an toàn
- Nghiên cứu thêm các mối liên quan với viêm âm đạo cổ tử cung ,khuyến khích phụ nữ mạnh dạng tiếp cận các dịch vụ y tế của Bệnh viện để được khám ,tư vấn ,điều trị triệt để ./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa thông thường ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ tại thành phố buôn ma thuột, Tỉnh đăk lăk của Nguyễn Thị Xuân Trang, Võ Thị Kim Loan – khoa y dược- Trường Đại Học Tây Nguyên
2/ Châu Thị Khánh Trang (2005), “Viêm âm đạo do những tác nhân gây bệnh thường gặp và các yếu tố liên quan”, Luận án chuyên khoa II, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
3 /Lê Thanh Bình (2004), “Tình hình nhiễm nấm Candida và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ VSD tại Hải Phòng”, Nội san Sản Phụ Khoa, tr. 160 – 165.
5/ Nguyễn Duy Hưng (2006), “Nghiên cứu dịch tễ học và lâm sàng một số bệnh lây truyền qua đường tình dục tại thành phố Hà Nội và thành phố Thái Nguyên”, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y khoa Hà Nội.
6/ Trần Thị Lợi, Cao Thị Phương Trang (2003), “Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm khuẩn âm đạo và một số yếu tố liên quan”, Nghiên Cứu Y Học, Y học TP.HCM, tập 7 (Phụ bản số 1), tr. 9 – 12.
Tác giả bài viết: Đinh Thị Mỹ Phương
Nguồn tin: benhvientinhbien.vn